Bạn đang xem bài viết Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì và lưu ý về chế độ ăn trong dịp lễ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng thường gặp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu xem khi bị ngộ độc thì nên uống thuốc gì nhé!
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là bệnh do ăn phải thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu, nhiễm khuẩn và gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,… Các triệu chứng này thường bắt đầu sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thực phẩm.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi năm có khoảng 48 triệu người ở Hoa Kỳ mắc ngộ độc thực phẩm, 128 ngàn người trong số đó phải nhập viện và 3 ngàn người tử vong. [1]
Đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm:
- Phụ nữ có thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người cao tuổi.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Phụ nữ có thai là đối tượng dễ bị ngộ độc thức ăn
Vì sao bạn thường bị ngộ độc thực phẩm vào ngày lễ?
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra nhiều vào những dịp lễ, bởi vì đây chính là dịp để mọi người trong gia đình tụ họp. Các bữa ăn trong dịp lễ có thể là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm:
- Những người thân đi làm xa về thường hay mua quà, đặc sản nơi mà họ sinh sống về cho người thân ăn. Những món ăn này có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa do cơ thể chưa thích nghi kịp hoặc dị ứng với một số thành phần lạ.
- Nấu quá nhiều món có thể dẫn đến thức ăn dư thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển.
- Cơ thể bị quá tải với những loại thực phẩm mà bạn đã nạp vào cơ thể trong dịp lễ. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu, đầy hơi, thậm chí có thể dẫn đến bội thực.
Ăn quá nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn vào dịp lễ tết
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm
- Đau bụng: Người bệnh thường có những cơn đau quặn, cảm giác co rút vùng bụng.
- Tiêu chảy: Là tình trạng tần suất đi đại tiện phân lỏng trên 3 lần/ngày. Thời gian tiêu chảy có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày thậm chí xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu.
- Buồn nôn, ói: Triệu chứng thường xuất hiện trong hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Nôn là hiện tượng cơ hoành và cơ bụng co bóp mạnh để đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
- Sốt: là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đáp ứng lại các tác nhân nhiễm khuẩn.
Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng điển hình của ngộ độc thức ăn
Hướng dẫn sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ người thân bị ngộ độc thực ăn, chẳng hạn như: đau quặn bụng, cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,… bạn cần xử trí như sau:
Sơ cứu cơ bản: Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hay để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, yên tĩnh để nghỉ ngơi. Sau đó, cho bệnh nhân uống nhiều nước, tìm cách để bệnh nhân nôn ra hết các thức ăn. Sau khi nôn xong, hãy bổ sung nước và chất điện giải để cân bằng nước cho cơ thể.
Gây nôn là điều cần thiết nhất đối với người bị ngộ độc thức ăn
Uống thuốc gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Oresol
Mất nước là tình trạng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm do tình trạng tiêu chảy và nôn mửa kéo dài. Mất nước có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược thậm chí gây tổn thương tới nội tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Oresol giúp bổ sung nước và các chất điện giải thiết yếu giúp duy trì, cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Một số khoáng chất có trong oresol như: natri, kali, canxi.
Tuy nhiên, trong trường hợp mất nước kéo dài làm cơ thể ngày càng suy nhược thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Cách dùng: Hòa tan bột oresol với nước đun sôi để nguội và uống khoảng 200ml uống trong vòng từ 4 – 6 giờ, tùy mức độ mất nước và tùy thể trạng cơ thể của mỗi người.
Mất nước có thể làm cho cơ thể mệt mỏi
Thuốc kháng sinh
Nếu ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra thì chúng ta nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh bị kháng thuốc, có thể gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
Điều trị ngộ độc thực phẩm bằng thuốc kháng sinh
Thuốc chống ký sinh trùng
Một số nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bao gồm:
- Vi khuẩn.
- Virus.
- Ký sinh trùng.
- Nấm mốc và nấm men.
Để điều trị ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng, bác sĩ thường chỉ định dùng một số thuốc chống ký sinh trùng để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe của cơ thể.
Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng thuốc chống ký sinh trùng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Điều trị ngộ độc thực phẩm bằng thuốc chống ký sinh trùng
Men vi sinh
Men vi sinh là sản phẩm có chứa các loại vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa, bổ sung men vi sinh khi bị ngộ độc thực phẩm nhằm cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.
Năm 2016, nghiên cứu cho thấy việc bổ sung men vi sinh giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, có thể ngăn ngừa và phục hồi cơ thể sau ngộ độc thực phẩm. [2]
Ngoài ra, một nghiên cứu khác gần đây cũng cho thấy việc sử dụng men vi sinh đã rút ngắn thời gian tiêu chảy trung bình còn1.16 ngày. [3]
Để giảm các tình trạng khó chịu khi bị ngộ độc thực phẩm và nhanh chóng hồi phục, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh.
Men vi sinh giúp điều trị ngộ độc thực phẩm
Loperamid
Thuốc không kê đơn như loperamide có thể giúp bạn ngăn chặn tiêu chảy, buồn nôn của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý là sản phẩm này không khuyên dùng cho trẻ em.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm không phải do nhiễm khuẩn với các triệu chứng: không sốt, phân không có chất nhầy và máu thì bạn có thể dùng Loperamid để cầm tiêu chảy.
Tuy nhiên, một số bác sĩ khuyên rằng sẽ tốt hơn nên để bệnh tự khỏi mà không có sự can thiệp của thuốc không kê đơn.
Loperamid có thể ngăn chặn các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Uống trà gừng
Gừng là một nguyên liệu giàu hợp chất phenolic như gingerol và shogaol giảm buồn nôn, cải thiện các triệu chứng như ợ chua và khó tiêu. [4]
Do đó, uống trà gừng vừa giúp bạn làm dịu các triệu chứng cũng vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm.
Trà gừng có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm
Uống trà bạc hà
Bạc hà cũng là một loại thảo mộc có thể làm giảm buồn nôn, dịu dạ dày nhờ tác dụng giảm đau, chống co thắt và được ứng dụng giảm đau dành riêng cho ruột. [5]
Trà bạc hà có tác dụng chống co thắt và giảm đau
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Thức ăn dễ tiêu hoá
Để ngăn chặn tình trạng bị ngộ độc thực phẩm nhân dịp lễ tết, bạn nên bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách ăn những thức ăn dễ tiêu hóa:
- Gạo lứt: chứa hàm lượng glytation cao – là chất chống nhiễm xạ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, còn có acid phitin có vai trò đào thải các chất độc có trong hệ tiêu hóa.
- Sữa chua: có chứa khuẩn lactic giúp cải thiện các tính trạng như khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng.
- Đu đủ: có chứa enzym papain có vai trò tiêu hóa protein.
- Khoai lang: đây là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, tránh được tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Thức ăn dễ tiêu hóa giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng
Thực phẩm thanh đạm
Thực phẩm thanh đạm là các loại thực phẩm ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến, tinh chế, tẩm ướp các loại gia vị.
Một số thực phẩm thanh đạm: các loại gạo nguyên cám, gạo lứt, yến mạch, rau cải,… Áp dụng chế độ ăn thanh đạm vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, có thể cắt giảm được những chất béo, dầu mỡ không cần thiết, giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch và sức khỏe của cơ thể.
Thực phẩm thanh đạm giúp loại bỏ các chất béo không cần thiết
Theo chế độ ăn kiêng BRAT
Chế độ ăn kiêng BRAT là chế độ ăn nhạt, ít chất béo và ít chất xơ. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn nên ăn những thức ăn nhẹ, thanh đạm để giúp hệ tiêu hóa phục hồi.
Có một số bằng chứng cho thấy chuối và cơm có lợi cho tình trạng tiêu chảy cấp và kéo dài ở trẻ nhỏ. [6] [7]
Chế độ ăn uống BRAT giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy.
- Ngoài ra có thể có một số triệu chứng nếu tình trạng nặng hơn như dấu hiệu mất nước (môi khô, thở nhanh,…), trụy mạch tim,…
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị ngộ độc thực phẩm
Khi nghi ngờ có các triệu chứng của ngộ độc thức ăn, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện sau (khoa tiêu hóa) để thăm khám:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương…
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị ngộ độc thực phẩm
Xem thêm:
- Ngộ độc botulism là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
- Cảnh báo 10 triệu chứng ngộ độc thực phẩm giúp bạn phát hiện bệnh sớm
- Cảnh báo nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bạn cần lưu ý
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn về những cách điều trị ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Healthline, Webmd
Nguồn tham khảo
-
Foodborne Germs and Illnesses
https://www.cdc.gov/foodsafety/foodborne-germs.html
-
Bioengineered probiotics, a strategic approach to control enteric infections
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3937199/
-
Efficacy of the Probiotic Probiotical Confirmed in Acute Gastroenteritis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7481057/
-
The Effectiveness of Ginger in the Prevention of Nausea and Vomiting during Pregnancy and Chemotherapy
https://journals.sagepub.com/doi/full/10.4137/IMI.S36273
-
Review article: The physiologic effects and safety of Peppermint Oil and its efficacy in irritable bowel syndrome and other functional disorders
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5814329/
-
Green banana-supplemented diet in the home management of acute and prolonged diarrhoea in children: a community-based trial in rural Bangladesh
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1365-3156.2010.02608.x
-
The Effect of G-ORS Along With Rice Soup in the Treatment of Acute Diarrhea in Children: A Single-Blind Randomized Controlled Trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4993029/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì và lưu ý về chế độ ăn trong dịp lễ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.