Khí CO được ví như sát thủ vô hình vì chúng không màu, không mùi, không gây kích ứng nhưng lại đặc biệt nguy hiểm khi bạn bị ngộ độc. Vậy ngộ độc khí CO là gì?
Ngộ độc khí CO là một trong những tai nạn thường gặp ở các ca ngộ độc khí. Vậy ngộ độc khí CO là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí CO thế nào? Cùng Neu-edutop.edu.vn khám phá qua bài viết hôm nay nhé!
Ngộ độc khí CO là gì?
Khí carbon monoxide (viết tắt là CO) là một chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng mũi hay họng và có khả năng khếch tán rất mạnh. Cũng chính vì đặc điểm này mà khi bị ngộ độc khí CO thường rất khó phát hiện, đến khi cảm nhận được rồi thì đã quá muộn.
Khi khí CO vào phổi sẽ kết hợp với huyết sắc tố hemoglobin trong hồng cầu, tạo thành carboxyhaemoglobin. Từ đây CO gắn kết tốt hơn oxy làm máu không còn khả năng vận chuyển oxy nữa dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân của ngộ độc khí CO
Nguyên nhân gây ngộ độc khí CO thường là do dùng các loại than để nấu nướng hay sưởi ấm thông thường, khói xả từ động cơ ô tô, xe máy,… ở nơi ít thông khí, phòng kín,…
Những đối tượng dễ bị ngộ độc khí CO là phụ nữ mang thai, thai nhi, người lớn tuổi, người có bệnh lý liên quan đến mạch vành, mạch máu não,…
Triệu chứng của ngộ độc khí CO
Sau đây là những triệu chứng khi bị ngộ độc khí CO thường gặp nhất:
- Đau đầu dữ dội và âm ỉ kéo dài.
- Chóng mặt và buồn nôn.
- Khó thở, thở gấp, hay bị hụt hơi.
- Đau tức ngực, nhịp tim nhanh bất thường.
- Người mệt mỏi, khó tập trung.
Các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với khi CO trong thời gian lâu dài như co giật, co thắt cơ, mất ý thức, hôn mê sâu và có thể là tử vong.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí CO
Khi phát hiện ra nạn nhân bị ngộ độc khí CO qua những dấu hiệu trên, bạn cần tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1Làm thông thoáng không gian như mở các cửa hay đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí càng nhanh càng tốt.
Bước 2 Nhanh chóng nhờ người đến hỗ trợ và bấm gọi ngay cho 115 để gọi cấp cứu.
Bước 3 Nếu phát hiện bệnh nhân thở yếu, thở dốc hay ngừng thở thì tiến hành thổi ngạt ngay bằng phương pháp hô hấp nhân tạo miệng – miệng hay miệng – mũi.
Bước 4 Nếu bệnh nhân vẫn không tỉnh hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn và chờ cấp cứu đến.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề ngộ độc khí CO, các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách sơ cứu. Hãy đọc thêm các bài viết từ Neu-edutop.edu.vn để trang bị cho mình những thông tin hữu ích, giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn nhé!
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Neu-edutop.edu.vn