Bạn đang xem bài viết Ngộ độc botulinum là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngộ độc botulinum là một bệnh gây ra do nhiễm độc tố của vi khuẩn có trong thức ăn, đất bị ô nhiễm hoặc qua vết thương hở. Bệnh có thể gây ra liệt cơ, liệt thần kinh, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về loại ngộ độc này nhé.
Ngộ độc thực phẩm botulinum là gì?
Ngộ độc thực phẩm botulinum có khả năng tiết độc tố gây liệt hệ thần kinh và liệt cơ được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum và đôi khi bởi những dòng vi khuẩn Clostridium butyricum và Clostridium baratii.
Bệnh xuất hiện khi người bệnh ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhất là thực phẩm đóng hộp như pate, thịt đóng hộp, chả lụa, các loại rau củ muối chua…
Clostridium botulinum là trực khuẩn Gram dương, kỵ khí (phát triển trong môi trường ít khí Oxy).
Loại vi khuẩn này thường tồn tại ở dạng bào tử trong tự nhiên sau đó phát triển và sinh sản nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Ngộ độc thực phẩm botulinum được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum
Độc tố botulinum nguy hiểm như thế nào? Biến chứng có thể gặp
Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?
Botulinum là một chất độc thần kinh cực mạnh, người bệnh có thể tử vong nếu tiếp xúc với 1.2 – 1.3ng trên mỗi kg thể trọng cơ thể (hay khoảng 0.06mcg đối với người nặng 50kg).[1]
Độc tố botulinum có bản chất là protein với 7 type khác nhau gồm A, B, C, D, E, F, G (trong đó 98.7% các trường hợp ngộ độc là do type A và B gây ra). Các độc tính này có thể bị biến tính khi ở nhiệt độ cao làm mất khả năng gây độc.[1]
Ngộ độc botulinum được xem là tình trạng cấp cứu vì botulinum gây ra tê liệt thần kinh ngoại biên, giảm khả năng vận động của cơ bắp (nhất là các cơ hô hấp) khiến người bệnh khó thở, suy hô hấp hay thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Ngộ độc botulinum có thể dẫn đến suy hô hấp
Các biến chứng sau ngộ độc
Độc tố botulinum có thể gây tổn thương không hồi phục trên các tế bào thần kinh – cơ. Do đó, dù người bệnh đã được điều trị bằng thuốc giải độc tố đặc hiệu thì vẫn có một số trường hợp gặp các biến chứng như:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài.
- Giảm khả năng đi lại và lao động.
- Khó thở khi làm việc nặng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…
- Tê bì, bứt rứt tay chân do các dây thần kinh bị tổn thương.
Tê bì là biến chứng thường gặp sau ngộ độc botulinum
Nguyên nhân gây ngộ độc botulinum
Ngộ độc thực phẩm
Bệnh do độc tố botulinum có trong thực phẩm gây ra và thường biểu hiện triệu chứng trong vòng 4 giờ đến 8 ngày (thường từ 12 – 36 giờ) sau khi ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.[3]
Các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thường là đồ ăn đóng hộp không được chế biến, vận chuyển kỹ hoặc bảo quản không đúng cách bao gồm:
- Pate đóng hộp.
- Thịt nguội đóng hộp.
- Xúc xích, dăm bông hoặc thịt hun khói.
- Các loại cá ngừ, cá thu đóng hộp.
- Thực phẩm muối chua như dưa, cà, nem thịt…
- Gia vị như nước sốt cà chua hoặc sốt phô mai đóng hộp.
Thực phẩm đóng hộp có thể là nguyên nhân gây ngộ độc botulinum
Ngộ độc botulinum đường ruột ở người lớn
Ngộ độc botulinum đường ruột ở người lớn là dạng ngộ độc hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra do sự xâm nhập của các bào tử Clostridium botulinum vào đường tiêu hóa, sau đó phát triển, nhân lên và sản sinh độc tố.
Người bệnh thường có tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng, liệt thần kinh và liệt cơtiến triển nhanh dẫn đến suy hô hấp do lượng độc tố botulinum trong cơ thể ở mức cao.
Ngộ độc botulinum đường ruột ở người lớn thường diễn biến nhanh
Ngộ độc ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường hay gặp ngộ độc botulinum do bào tử Clostridium botulinumtừ môi trường hơn độc tố có trong thực phẩm, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi dẫn đến trẻ quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đầy bụng, khó tiêu.
Bào tử Clostridium botulinum có thể xâm nhập vào cơ thể qua bụi bẩn, đất bám trên tay trẻ hoặc do hít phải bào tử trong không khí.
Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể biểu hiện bụng chướng
Ngộ độc đường hô hấp
Ngộ độc botulinum qua đường hô hấp rất hiếm gặp, thường do người bệnh vô tình hít phải độc tố trong môi trường hoặc bình xịt có chứa chất độc.
Các triệu chứng ngộ độc do nguyên nhân này thường xuất hiện muộnhơn so với các dạng ngộ độc khác. Các triệu chứng tăng dần theo thời gian, có thể xuất hiện tình trạng khó thở, suy hô hấp.
Ngộ độc botulinum đường hô hấp có thể gây khó thở
Ngộ độc botulinum từ vết thương
Người bệnh có thể gặp ngộ độc do bào tử Clostridium botulinum trong bùn đất, bụi bẩn trên mặt đường xâm nhập qua vết thương hở, không được sát trùng và băng bó đúng cách. Từ đó, tạo ra môi trường kỵ khí cho vi khuẩn phát triển và giải phóng độc tố gây bệnh.
Các biểu hiện ngộ độc botulinum do vết thương có thể xuất hiện sau 2 tuần kể từ khi nhiễm vi khuẩn nên thường khó phát hiện và chẩn đoán.
Người bệnh ngộ độc do bào tử Clostridium botulinum bám trên vết thương bẩn
Ngộ độc botulinum trong thẩm mỹ (Botox)
Botox là một kỹ thuật trong thẩm mỹ giúp căng cơ và xóa nếp nhăn bằng việc tiêm một lượng nhỏ botulinum tinh chế pha loãng với nước muối sinh lý.
Để sử dụng kỹ thuật này, các bác sĩ cần tính toán kỹ liều lượng và dự phòng các biến chứng có thể gặp phải. Nếu tiêm Botox ở những cơ sở không đảm bảo có thể dẫn đến ngộ độc botulinum gây liệt cơ.
Người bệnh có thể gặp ngộ độc botulinum trong thẩm mỹ do dùng quá liều
Triệu chứng khi bị ngộ độc botulinum
Dấu hiệu ngộ độc botulinum thực phẩm
Ngộ độc botulinum thực phẩm thường diễn ra theo một quá trình từ nhẹ đến nặng với sự ảnh hưởng của nhiều cơ quan như:
- Đau bụng sau ăn thực phẩm nhiễm độc tố từ 1- 2 giờ.
- Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy, táo bón.
- Bụng chướng tăng dần, đầy hơi.
- Giảm tiết nước bọt, khô miệng.
- Khó nuốt hoặc khó nói.
- Sụp mi mắt, khô mỏi mắt và nhìn mờ.
- Yếu các cơ tay chân làm giảm khả năng vận động, đi lại hoặc cầm nắm.
- Khó thở, nhịp thở chậm dần do liệt cơ hô hấp.
Đau bụng, tiêu chảy có thể là dấu hiệu sớm của ngộ độc botulinum thực phẩm
Dấu hiệu ngộ độc ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi ngộ độc botulinum thường có cách biểu hiện không điển hình nên cần phải theo dõi kỹ càng như:
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
- Tiếng khóc nhỏ và yếu hơn bình thường.
- Mí mắt sụp và giảm đáp ứng với ánh sáng.
- Khuôn mặt cứng đờ, ít biểu cảm.
- Vận động tay chân giảm.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo bụng chướng.
- Nhịp thở chậm dần, hơi thở yếu và khó khăn.
Trẻ sơ sinh ngộ độc botulinum thường bú kém hoặc bỏ bú
Cách điều trị ngộ độc botulinum
Sử dụng thuốc kháng độc tố
Thuốc kháng độc tố là phương pháp điều trị đặc hiệu của bệnh nhờ khả năng trung hòa độc tố trong cơ thể và ngăn ngừa các triệu chứng đe dọa đến tính mạng như suy hô hấp.
Người bệnh được chẩn đoán và sử dụng thuốc kháng độc tố botulinum càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao và thời gian điều trị càng ngắn.
Thuốc kháng độc tố là phương pháp điều trị đặc hiệu của bệnh
Sử dụng máy thở
Với những trường hợp ngộ độc botulinum nặng gây liệt cơ hô hấp khiến người bệnh khó thở hoặc suy hô hấp thì có thể phải sử dụng máy thở để cung cấp oxy cho quá trình trao đổi khí của người bệnh.
Người bệnh có thể phải thở máy từ vài tuần đến vài tháng cho đến khi cơ hô hấp được bình phục và có khả năng tự thở.
Thở máy là phương pháp điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng
Sử dụng thuốc kháng sinh (nhiễm độc từ vết thương)
Bệnh nhân ngộ độc botulinum từ vết thương bẩn cần:
- Làm sạch vết thương.
- Sát trùng và băng bó đúng cách.
- Đồng thời có thể phải sử dụng thêm các loại kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm kèm theo, hoại tử vết thương hoặc nhiễm trùng huyết gây khó khăn cho điều trị.
Dùng kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm kèm theo
Cách phòng ngừa ngộ độc botulinum
Hiện tại chưa có vắc xin có hiệu quả phòng ngừa bệnh nên chúng ta cần:
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Bào tử Clostridium botulinum thường tồn tại rất lâu trong môi trường, nhất là ở nơi nhiều bụi bẩn hoặc bùn đất. Do đó, bạn cần phải quét dọn, vệ sinh môi trường sống thường xuyên để loại bỏ bào tử.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc gel, nước rửa tay sau khi tiếp xúc với bùn đất, đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.
Bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa bệnh
Chăm sóc vết thương, tránh nhiễm trùng
Với các vết thương hở, bạn cần thực hiện sơ cứu đúng cách như:
- Làm sạch vết thương để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất.
- Sát trùng vết thương với dung dịch sát khuẩn povidine.
- Băng bó vết thương để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và thay băng gạc hàng ngày.
Chăm sóc vết thương đúng cách có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Bảo quản thực phẩm đúng cách
- Nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi và chế biến hàng ngày.
- Không ăn thức ăn cũ trong tủ lạnh quá lâu, đồ ăn đã biến đổi về mùi vị và màu sắc.
- Bạn nên lựa chọn những sản phẩm đóng hộp đã được kiểm định nghiêm ngặt, còn hạn sử dụng và được bảo quản ở nhiệt độ thấp, có thể nấu chín lại trước khi sử dụng.
- Các thực phẩm lên men như dưa chua, măng chua… cần được đậy kín, bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng mát và không sử dụng khi có mùi khác thường.
- Độc tố botulinum bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Thức ăn đóng hộp cần thiết có thể nấu sôi thực phẩm khoảng 10 phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Nên sử dụng thực phẩm tươi, nấu chính trong ngày để ngăn ngừa ngộ độc botulinum
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu
Ngộ độc botulinum cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa sau khi ăn thực phẩm đảm bảo về quy trình sản xuất và bảo quản.
- Khó nói hoặc khó nhai nuốt thức ăn.
- Sụp mi mắt.
- Yếu liệt tay chân.
- Nhịp thở chậm hoặc hô hấp khó khăn.
Nhịp thở chậm, khó thở là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Các xét nghiệm chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng của bệnh, các loại thực phẩm đã sử dụng hoặc vết thương trên cơ thể bệnh nhân trong vòng 1 – 2 tuần hoặc xét nghiệm độc tố Clostridium botulinum trong huyết thanh hoặc phân để chẩn đoán ngộ độc botulinum.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để đánh giá mức độ nặng của bệnh như:
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: nhằm xác định nguyên nhân liệt cơ do các bệnh lý thần kinh như chấn thương sọ não, xuất huyết não hoặc nhồi máu não.
- Xét nghiệm dịch não tuỷ: có thể giúp bác sĩ loại trừ các bệnh viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây yếu cơ, suy hô hấp.
- Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh: để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh do độc tố botulinum gây nên.
- Đo điện cơ: giúp đánh giá nguyên nhân gây yếu cơ do ngộ độc botulinum, bệnh nhược cơ hoặc các bệnh lý tự miễn như basedow…
Chụp cắt lớp vi tính sọ não giúp loại bỏ nguyên nhân yếu cơ do bệnh thần kinh
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Nếu nghi ngờ bị ngộ độc botulinum, người bệnh cần đến khám và điều trị ở các bệnh viện tại địa phương càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số địa chỉ sau:
- Tp. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt Đới Tp. HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương…
Địa chỉ khám chữa ngộ độc botulinum uy tín
Xem thêm:
- Cảnh báo 10 triệu chứng ngộ độc thực phẩm giúp bạn phát hiện bệnh sớm
- Dấu hiệu nhiễm độc thuỷ ngân bạn cần biết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc botulinum. Hãy thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và ăn chín uống sôi để hạn chế mắc bệnh nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, Healthline, CDC, WHO.
Nguồn tham khảo
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘC TỐ BOTULINUM
https://umcclinic.com.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-doc-to-botulinum
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘC TỐ BOTULINUM
https://umcclinic.com.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-doc-to-botulinum
-
Botulism
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/botulism
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngộ độc botulinum là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.