Hy vọng giúp cho các bạn có thêm thật nhiều hành trang bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến cho tất cả mọi người một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về thói nịnh bợ trong cuộc sống.
Dưới đây sẽ là dàn ý chi tiết và một số bài văn nghị luận xã hội về thói nịnh bợ trong cuộc sống, đây là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn có thể bổ sung thêm một số các để làm bài văn nghị luận xã hội. Sau đây, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Dàn ý nghị luận về khát vọng và tham vọng của con người
I. Mở bài:
– Dẫn vào chủ đề cần bàn luận: Khát vọng và tham vọng.
II. Thân bài:
* Bàn về khát vọng:
– Khát vọng, là những mong muốn thiết tha của con người về những điều tốt đẹp, lớn lao.
– Khát vọng là một động lực tinh thần to lớn, nó luôn khiến con người ta cảm thấy tích cực, vui tươi, luôn biết cách nỗ lực, rèn luyện bản thân để chờ thời cơ hoàn thành khát vọng.
– Khát vọng có thể được thực hiện hoặc không, nó không có tính thúc đẩy, bắt buộc mạnh mẽ.
– Ví dụ về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
* Bàn về tham vọng:
– Quan niệm cổ điển: “lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt quá xa khả năng thực tế, khó có thể đạt được” – theo Hồ Ngọc Đức. Người có tham vọng với ước mơ của mình họ thường hành động một cách bất chấp, sẵn sàng hy sinh nhiều thứ chỉ để đạt được ước muốn của mình mà không hề cân nhắc đúng sai, thiệt hơn, hay những điều kiện khác.
– Ngày nay người ta đã không còn hiểu tham vọng theo một nghĩa quá tiêu cực nữa, bởi trong một số khía cạnh tham vọng cũng là khởi nguồn của sự tốt đẹp, của những thành công vĩ đại.
+ Người có tham vọng, không tham muốn cái của người khác mà người ta tham muốn cái mình sẽ có trong tương lai, điều đó trở thành một động lực mạnh mẽ khiến họ cố gắng, quyết tâm và nỗ lực một cách tuyệt đối, thậm chí trở nên phi thường có thể vượt xa ngoài khả năng của bản thân để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Nêu ví dụ (tập đoàn Vingroup với tham vọng chiếm lĩnh thị trường ô tô tại Việt Nam, FPT, Thegioididong với tham vọng bước chân vào ngành dược phẩm)
– Trong một số lĩnh vực có thể tham vọng sẽ trở thành mối nguy hại lớn.
+ Một quốc gia nào đó có tham vọng làm bá chủ thế giới, hay tham vọng xâm lược, bành trướng trên lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Sự tham vọng đầy ích kỷ và vô nhân đạo đã đem đến cho nhân loại nhiều khổ đau, bởi lẽ mục đích của tham vọng ngay từ ban đầu đã mang tính tiêu cực và không chính đáng.
=> Thế nên có thể nói rằng tham vọng không hoàn toàn tích cực, nhưng cũng không có nghĩa nó mang nhiều tiêu cực, mà việc này chủ yếu phụ thuộc và tư duy, ý chí và đạo đức của người thực hiện tham vọng.
* Nên nhìn nhận khát vọng và tham vọng như thế nào?
– Cả khát vọng và tham vọng đều là những trạng thái tâm lý của con người, chỉ khác nhau một chút về tính chất.
– Khát vọng chủ yếu nói về những ước mơ đẹp, đẹp với cả cá nhân và xã hội dù nó có thể đạt được hay không, nó mang trong mình một trạng thái hoàn toàn tích cực, nhưng nhìn chung vẫn thiếu đi một phần quyết tâm.
– Tham vọng có ý nghĩa gay gắt hơn là “ước muốn mạnh mẽ để đạt được cái gì đó”, một người tham vọng sẽ nỗ lực, thậm chí có những ý tưởng điên rồ và sự liều lĩnh đáng gờm để hoàn thành tham vọng của bản thân. Tham vọng mang trong mình tính quyết tâm mạnh mẽ, nhưng cũng ẩn chứa những tiêu cực và nguy cơ lớn.
=> Dù là khát vọng hay tham vọng, chúng điều luôn có những mặt tích cực đáng lưu tâm. Con người sống cần có khát vọng và cũng cần có tham vọng, bởi khát vọng làm chúng ta tốt hơn, nhưng chính tham vọng mới lại thúc đẩy chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ, và điều đó cũng xảy ra tương tự đối với một phạm trù lớn hơn là sẽ hội.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận.
Nghị luận về khát vọng và tham vọng – Mẫu 1
Cuộc sống là đồng xu hai mặt có bóng tối và ánh sáng, đúng và sai… thì khát vọng và tham vọng cũng chính là đồng xu của hai mặt. Một người sống lý tưởng ai cũng có khát vọng và tham vọng nhưng đừng để sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này làm cho ta có những định hướng sai lầm.
Khát vọng vốn được hiểu là những mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó. Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng. Tham vọng là khác với khát vọng bởi đó là lòng ham muốn của con người, nhưng mong ước này quá lớn vượt qua khả năng của con người. Tham vọng dường như chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
Khát vọng chính là giá trị chúng ta hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống. Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người. Con người sống trên đời mang trong mình nhiệt huyết, sự khát khao biến nó thành những khát vọng hướng tới chính điểm xuất phát trên hành trình tới ước mơ để đạt những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh. Điều đó làm nên giá trị cao đẹp của con người.
Chính xuất phát từ khởi đầu của giá trị đẹp mà người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và mình nên làm gì để giúp đỡ mọi người. Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những mê hoặc, huyễn hoặc không đáng có.
Con người sẽ thế nào nếu sống thiếu khát vọng và tham vọng. Tham vọng thường là những gì gắn với màu sắc tiêu cực nhưng điều đó không phải là sai tuyệt đối, dã tâm quá lớn sẽ bất chấp đúng, sai luật pháp để thực hiện được mong muốn. Đừng để tham vong của bạn biến nó thành giá trị tuyệt đối thì tham vọng ấy sẽ ăn mòn, “sát hại” tâm hồn bạn từ sâu bên trong. Tham vọng xuất phát từ lợi ích của bản thâm từ lòng tham của con người. Những người mang tham vọng chỉ muốn lợi ích cho bản thân, đôi khi có thể chà đạp lên lợi ích của người khác để đạt được lợi ích của mình. Tham vọng sẽ làm mờ mắt con người.
Những kẻ sống ích kỷ, tham vọng mà chẳng quan tâm đến cộng đồng xã hội chỉ vì lợi ích cả nhân sẽ chẳng được ai tôn trọng. Đừng biến mình thành kẻ bất chấp tất cả để dẫn đến con đường tội lỗi. Nếu bạn thực sự hiểu đâu là đích mình cần đến thì xin hãy hiểu đâu thực sự là khát vọng và tham vọng chân chính. Chỉ có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp mới biến bạn thành điều tuyệt vời của tạo hoá.
Và bạn cần nhớ điều này. Hãy cứ đam mê, khát vọng để sống đúng, sống trọn vẹn với ý nghĩa của nó. Bởi “Con người sinh ra trên mặt đất này không phải để tan biến như hạt cát vô danh mà để in dấu ấn trên mặt đất này”. Và để “in dấu ấn trên mặt đất này” hãy khát vọng.
Nghị luận về khát vọng và tham vọng – Mẫu 2
Thú thực rằng trong cuộc sống bộn bề như hiện tại, đôi lúc con người ta chỉ muốn dừng lại nghỉ ngơi, được sống một cuộc sống an nhàn thanh tĩnh trong một căn nhà nhỏ, một khu vườn nhỏ, thực không muốn tranh đấu, nỗ lực hay cố gắng với đời làm gì nữa. Nhưng thực tế rằng chúng ta chẳng phải là bậc tu hành, hay có thể dễ dàng thoát ra khỏi cuộc sống cơm áo gạo tiền như các nhà hiền triết ẩn dật. Nhu cầu cuộc sống thường luôn khiến chúng ta phải cố gắng, phải nỗ lực, nhưng thế thôi thì chưa đủ, nếu chúng ta mãi chỉ sống, để ăn ngoài ra không còn một ước mơ, mong mỏi nào khác thì quả thực đó là một đời thật vô nghĩa. Nhân lúc tuổi trẻ này đây, mỗi chúng ta cần phải biết tận dụng thanh xuân xây đắp cho mình một ước mơ, một mục đích cho riêng mình, rồi nỗ lực sống phấn đấu để đạt được nó, tự cho mình một chút thành tựu, để thấy cuộc đời có đủ những mùi vị tuyệt vời chứ không hề tẻ nhạt như ta vẫn nghĩ. Bản thân mỗi chúng ta cũng cần phải có những cái nhìn khách quan và thực tế về hai khái niệm khát vọng và tham vọng, xem chúng sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta.
Nói về khát vọng, có lẽ đây là một từ rất phổ biến và đẹp đẽ để dành cho những con người trẻ tuổi đang cháy rực trong tim những dự định, nhưng kế hoạch tuyệt vời và sẽ dành mọi sức lực để đạt được nó. Khát vọng, là những mong muốn thiết tha, tột độ của con người về những điều tốt đẹp, lớn lao, luôn thôi thúc con người thực hiện, hoàn thành mơ ước một cách tích cực, lạc quan, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cá nhân và xã hội. Có thể nói rằng người có khát vọng, như người khát nước ngọt vậy, nó luôn thôi thúc con người ta tìm ra nguồn nước tuyệt vời. Trong khi đó “khát” là một hiện tượng sinh lý, một nhu cầu cần thiết của cơ thể, người phải chịu khát thì sao làm được việc gì, thế nên có khát vọng, thì con người ta sẽ trở nên mạnh mẽ, có động lực làm nhiều thứ không biết mệt mỏi cốt chỉ để hoàn thành cái mong ước tốt đẹp cho cuộc đời mình. Chung quy lại người có khát vọng rất đáng được hoan nghênh, dẫu rằng có một số khát vọng “hão huyền”, khó có thể thành công trong những điều kiện môi trường không thích hợp, hoặc quá khó khăn để thực hiện. Con người có thể cho mình quyền theo đuổi khát vọng hoặc không, đôi lúc khát vọng chỉ là để cho đời thêm đẹp và thêm vui. Thế nhưng khát vọng là một liều thuốc tinh thần hữu hiệu, nó luôn khiến con người ta cảm thấy tích cực, vui tươi, luôn biết cách nỗ lực, rèn luyện bản thân để chờ thời cơ hoàn thành khát vọng. Điều đó ta có thể thấy rất rõ trong một trường hợp kinh điển, ấy là Hồ Chí Minh, một con người lúc mới đôi mươi đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước bằng đôi bàn tay trắng, khiến nhiều người ái ngại. Nhưng riêng bản thân Bác lúc bấy giờ luôn được nuôi dưỡng bằng khát vọng giải cứu dân tộc, giành lại độc lập tự do dân tộc cho đất nước, thế nên suốt 30 năm trời lênh đênh nơi xứ người, gặp hàng vạn khó khăn vất vả, nhưng Bác chưa từng một lần nản chí, bỏ cuộc. Đền đáp cho sự kiên trì và khát vọng tốt đẹp ấy là nền độc lập, tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được lập lại vào ngày 2/9/1945. Thế mới nói rằng có những khát vọng lúc này tưởng như là một giấc mộng Nam Kha, đẹp nhưng không thực tế, thì một lúc nào đó gặp thiên thời địa lợi nhân hòa bỗng nhiên nó lại trở thành sự thực vĩ đại. Dĩ nhiên rằng đó là cả một quá trình gian lao, vất vả mà không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng là Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm.
Bàn về tham vọng, từ trước đến nay vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều về tham vọng. Trước hết nói về nghĩa, tham vọng tức là “lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt quá xa khả năng thực tế, khó có thể đạt được” – theo Hồ Ngọc Đức. Xét về mặt ngữ nghĩa tham vọng và khát vọng có phần tương đồng nhau, tuy nhiên tham vọng có thêm một chữ “tham”, tức là sự kết hợp của lòng tham và nguyện vọng. Mà xưa nay tính tham lam là một tính xấu, tiêu cực, người vướng vào lòng tham thì thường có cái tính ích kỷ, nhỏ nhen và hay táy máy. Người có tham vọng cũng vậy, với ước mơ của mình họ thường hành động một cách bất chấp, sẵn sàng hy sinh nhiều thứ chỉ để đạt được ước muốn của mình mà không hề cân nhắc đúng sai, thiệt hơn, hay những điều kiện khác. Đó là cách hiểu cổ điển của người phương Đông, tuy nhiên ngày nay, người ta đã không còn hiểu tham vọng theo một nghĩa quá tiêu cực nữa, bởi trong một số khía cạnh tham vọng cũng là khởi nguồn của sự tốt đẹp, của những thành công vĩ đại. Người có tham vọng, không tham muốn cái của người khác mà người ta thầm muốn cái mình sẽ có trong tương lai, điều đó trở thành một động lực mạnh mẽ khiến họ cố gắng, quyết tâm và nỗ lực một cách tuyệt đối, thậm chí trở nên phi thường có thể vượt xa ngoài khả năng của bản thân để thực hiện mục tiêu của mình. Ai có thể nghĩ rằng tập đoàn Vingroup chỉ trong 2 năm đã cho ra đời thành công Vinfast – thương hiệu ô tô riêng của Việt Nam, với một loạt các dòng xe ở nhiều phân khúc khác nhau, một điều mà trước đó nhiều người tưởng chừng là viển vông, bởi đã từng có doanh nghiệp mang tham vọng này nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, đứng trước vết xe đổ của những doanh nghiệp đi trước thì Vingroup lại bật hẳn lên với một tham vọng cũng như chiến lược hợp lý và mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam phát triển theo một hướng mới, khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa. Hoặc lấy một ví dụ khác như lần lượt các tập đoàn lớn bao gồm FPT, Thegioididong, Vingroup cũng lần lượt bước một chân vào thị trường dược phẩm, một thị trường tiềm năng với tham vọng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, phân hóa lại cung cách tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe của người dân theo một hướng bài bản và chuyên nghiệp hơn. Đó là một tham vọng khá bất ngờ, bởi người ta sẽ chẳng thể nghĩ một tập đoàn chuyên về linh kiện và các sản phẩm điện tử lại có ngày với tay sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thế nhưng hiện nay họ đã dần thành công và có những bước tiến lớn. Một điều nữa, có lẽ khiến con người luôn có cái nhìn khá tiêu cực về tham vọng ấy là ở trong một số lĩnh vực có thể tham vọng sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Ví như trong chính trị việc một quốc gia nào đó có tham vọng làm bá chủ thế giới, hay tham vọng xâm lược, bành trướng trên lãnh thổ của quốc gia khác, đều đem đến những hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình ta có thể nhìn về Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Có thể thấy rõ rằng sự tham vọng đầy ích kỷ và vô nhân đạo đã đem đến cho nhân loại nhiều khổ đau, bởi lẽ mục đích của tham vọng ngay từ ban đầu đã mang tính tiêu cực và không chính đáng. Khác hẳn so với những tham vọng tích cực mà tôi vừa nêu ví dụ ở trên. Thế nên có thể nói rằng tham vọng không hoàn toàn tích cực, nhưng cũng không có nghĩa nó mang nhiều tiêu cực, mà việc này chủ yếu phụ thuộc và tư duy, ý chí và đạo đức của người thực hiện tham vọng. Không phải ai có tham vọng cũng là kẻ đáng ghét, cần xa lánh. Hãy nhìn nhận một cách lạc quan và công tâm hơn.
Từ những phân tích về khát vọng và tham vọng, ta có thể nhìn thấy rõ ràng cả khát vọng và tham vọng đều là những trạng thái tâm lý của con người, chỉ khác nhau một chút về tính chất. Nếu như khát vọng chủ yếu nói về những ước mơ đẹp, đẹp với cả cá nhân và xã hội dù nó có thể đạt được hay không, nó mang trong mình một trạng thái hoàn toàn tích cực, nhưng nhìn chung vẫn thiếu đi một phần quyết tâm, bởi lẽ khát vọng là một mục tiêu có tính bình dị, chậm rãi, có thể thành công hoặc không, con người ta sẽ không vì việc không thực hiện được khát vọng mà đi xuống. Trái lại tham vọng có ý nghĩa gay gắt hơn là “ước muốn mạnh mẽ để đạt được cái gì đó”, một người tham vọng sẽ nỗ lực, thậm chí có những ý tưởng điên rồ và sự liều lĩnh đáng gờm để hoàn thành tham vọng của bản thân. Thế nên tham vọng mang trong mình tính quyết tâm mạnh mẽ, nhưng cũng ẩn chứa những tiêu cực và nguy cơ lớn, người ta có thể trở nên cường đại với tham vọng nhưng cũng có thể cảm thấy thất bại và chán nản tột cùng nếu như không đạt được tham vọng. Bởi lẽ phàm là đặt nhiều kỳ vọng và tâm sức vào cái gì thì con người đều luôn phải chuẩn bị trước cho một sự trả giá rất lớn. Bài viết này không nhằm mục đích để so sánh hay phân bì khát vọng và tham vọng, mà chỉ để mọi người hiểu rằng dù là khát vọng hay tham vọng, chúng điều luôn có những mặt tích cực đáng lưu tâm. Chúng ta nên nhận thức rằng, con người sống cần có khát vọng và cũng cần có tham vọng, bởi khát vọng làm chúng ta tốt hơn, nhưng chính tham vọng mới lại thúc đẩy chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ, và điều đó cũng xảy ra tương tự đối với một phạm trù lớn hơn là sẽ hội. Con người ta không thể sống mãi với mộng tưởng tốt đẹp, nhưng chỉ quyết tâm làm nó nửa vời, mà cần có sự hối thúc, ước muốn mạnh mẽ đạt được nó bằng toàn bộ thân thể và khối óc của mình. Tôi nghĩ rằng trong một cá thể người ta cần có cả khát vọng và tham vọng, chúng trung hòa và kiềm giữ lẫn nhau thì mới có thể thành công một cách tích cực, đem lại nhiều giá trị cho cả bản thân và cộng đồng được.
Đối với hai khái niệm khát vọng và tham vọng chúng ta cần có một cái nhìn lạc quan và tích cực, cũng như nên có cái nhìn đa diện và nhiều chiều. Cuộc sống này vốn dĩ không có gì là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, đôi khi chân lý lại nằm trong những cái nghịch lý khách quan. Một con người có mơ ước, có mộng tưởng ấy là khát vọng đẹp đẽ, hướng con người ta tới những điều tích cực hơn. Nhưng chỉ mơ ước và dừng lại ở đó thì vẫn chưa đủ, hãy để cho bản thân mình được tham vọng, được thực hiện những ước mơ ấy một cách chăm chỉ và nỗ lực nhất. Hãy nhớ rằng thanh xuân có hạn, tiến đến thành công bằng đường tắt hoặc bạn buộc phải cố gắng gấp trăm lần để tới đích nhanh hơn.
Nghị luận về khát vọng và tham vọng – Mẫu 3
Bạn sẽ chẳng làm được việc gì cho ra hồn, cuộc sống của bạn sẽ bình lặng trôi đi nếu không muốn nói là tẻ nhạt và vô nghĩa khi ngay từ lúc còn trẻ bạn chẳng có ước mơ, khát vọng gì. Khát vọng và tham vọng có một ranh giới thật mong manh. Trước một ước muốn nào đó của bạn, có người nói tớ có khát vọng nhưng lại có bạn nói tớ quá tham vọng.
Khát vọng là mong muốn lớn lao với sự thôi thúc mạnh mẽ, là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cả cộng đồng. Còn tham vọng lại là ham muốn quá lớn với khả năng thực tế của con người, nó gắn với dục vọng của cá nhân. Vậy giữa chúng có mối quan hệ thế nào? Cả khát vọng và tham vọng là những điều mà con người đều có trong cuộc sống, tuy nhiên lại có không ít điểm khác nhau. Và con người thực hiện nó vì những điều khác nhau, do đó kết quả mang lại cũng khác nhau. Hiểu rõ khát vọng và tham vọng của bản thân và làm chủ thì sẽ đạt được thành công và những điều mà mình mong muốn.
Vì sao giữa khát vọng và tham vọng lại có những điểm tương đồng? Trước hết đó là hiện tượng tâm lý của con người, là khi con người mong ước đạt được những điều lớn lao, tốt đẹp mà trong cuộc sống hiện tại chưa vươn tới. Hơn nữa lại đều là động lực làm nên sức mạnh để dẫn tới hành động, là chất kích thích giúp con người chảy trôi phát triển mà không quá bình yên hay buồn tẻ. Vậy sự khác biệt giữa khát vọng và tham vọng biểu hiện như thế nào? Khát vọng là biểu hiện tâm lý tích cực, có ý nghĩa cho bản thân gia đình và xã hội. Nét tương đồng quan trọng nhất giữa tham vọng và khát vọng là đều được bắt nguồn từ nguyện vọng:
Tham vọng = Lòng tham + Nguyện vọng
Ước vọng = Mong ước + Nguyện vọng
Nguyện vọng là cội nguồn của tham vọng và ước vọng của mỗi con người. Ai cũng mong muốn cho mình những nguyện vọng khác nhau trong đời như có gia đình hạnh phúc, có cuộc sống tốt, có con cái ngoan ngoãn, ba mẹ khỏe mạnh… thế nhưng để đạt được nguyện vọng của mình thì con người chúng ta phải biến nguyện vọng trở thành tham vọng hoặc ước vọng để có thể quyết tâm cố gắng và khao khát đạt được.
Tham vọng có ít nhiều mang màu sắc tiêu cực, đó là khi con người quá ham muốn đạt được điều gì đó lớn lao, xuất phát từ sự ích kỷ, lòng tham, chỉ có mong muốn làm những điều có lợi cho bản thân. Đôi khi không quan tâm đến lợi ích của người khác, thậm chí bị tham vọng làm mờ mắt. Có thể đó là một ước mơ, khát vọng không “mang tính khả thi” lắm với điều kiện, môi trường sống và khả năng thực tế của bạn. Song đó vẫn là một giấc mơ đẹp, giúp bạn coi nhẹ những khó khăn, thiếu thốn, trở ngại, chông gai thực tại mà nhìn về phía trước. Nó còn giúp cho tâm hồn bạn, trái tim bạn, suy nghĩ của bạn luôn trong trẻo, luôn rung lên và thấm đẫm chất nhân văn. Tham vọng sẽ khiến bạn như bị ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Bạn sẽ chẳng còn mắt để nhìn, tai để nghe và cái đầu để suy nghĩ cho tỉnh táo. Bạn sẽ trở thành nô lệ của cái ác, sẵn sàng làm điều xấu, điều ác…
Tham vọng xuất hiện khi con người không nhận thức đúng đắn của bản thân, ước những điều ngoài tầm với, người tham vọng bất chấp tất cả để thực hiện bằng được tham vọng của mình, thật đúng cho câu nói: Đời không lấy đi của ai tất cả và cũng không cho ai tất cả cái gì, đến khi nhận thất bại thì con người trở nên bi quan, tuyệt vọng, sống trong trạng thái bất an. Có rất nhiều người tỉnh táo nhận thức rõ ranh giới giữa khát vọng và tham vọng, để sống tốt hơn lên. Nhưng số ít trong xã hội lại có những người không có khát vọng khi đó cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, vô nghĩa.
Chúng ta có thể thấy rằng khi thiếu khát vọng hay quá tham vọng điều khiến cuộc sống vô nghĩa không thể vươn tới điều tốt đẹp. Thật vậy khát vọng là điều cần vươn tới và ngược lại thì tham vọng là điều cần chống chế không nên tiến tới của con người trong cuộc sống.
Bản thân chúng ta nhận thức rằng con người cần có khát vọng cao đẹp và nỗ lực để thực hiện. Khi giật mình nhận ra tham vọng chúng ta cần tỉnh táo để nhận ra bản thân, biến tham vọng thành khát vọng mãnh liệt. Hơn nữa, khi hiểu được ranh giới giữa khát vọng và tham vọng rất mong manh, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn mới có thể trụ vững trên con đường đầy thăng trầm, để cùng nhau vươn tới những điều tốt đẹp. Mỗi khoảnh khắc sống trôi chậm lại chậm lại chút nữa để cảm nhận hạnh phúc dù trong cả lúc gục ngã, mỗi vấp ngã lại là một trải nghiệm, là một thành công mới sắp bắt đầu khi ta có khát vọng để vươn lên và dập tắt hoàn toàn tham vọng.
Sẽ có không ít người trong chúng ta đã từng rơi vào tình trạng đánh mất bản thân. Điều đó là dễ hiểu bởi sức cuốn của vòng xoáy xã hội này là quá lớn và không phải ai cũng đủ điềm tĩnh để nhìn nhận ra đúng sai của những giá trị nhân sinh trong cuộc sống. Nếu bạn cũng đang phát hiện ra mình đã để cho khát vọng trở thành tham vọng, thì đừng chần chừ, hãy nhanh chóng xác định lại mục tiêu thật sự của mình, dựa vào lý trí và loại bỏ tất cả những phương thức sai lầm đi. Hãy đến đích theo con đường đúng đắn nhất, khi ấy bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và sung sướng. Văng vẳng đâu đây lời cha dặn con trong lời một bài hát:
Và cha tôi mỉm cười bảo tôi là ngôi sao nhỏ thôi
Nhưng luôn nhớ giữ ước mơ trong tim mình
Hãy giữ con tim khao khát
Hãy giữ đôi chân vững bước.
Nghị luận về khát vọng và tham vọng – Mẫu 4
Trong cuộc đời mỗi con người thường song song tồn tại hai mặt là khát vọng và tham vọng. Giữa khát vọng và tham vọng có sự giao thoa mong manh mà con người thường nhầm lẫn. Vậy khát vọng và tham vọng là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người.
Khát vọng có thể hiểu là những mong muốn khát khao của con người, con người thường khát vọng những điều lớn lao ý nghĩa và mang tính tích cực. Khi có khát vọng, con người thường sống lành mạnh, nỗ lực cố gắng để hướng tới khát vọng đó. Còn tham vọng cũng là ước mong của con người nhưng ở một khía cạnh có phần tham lam. Tham vọng thường dùng để chỉ lòng ham muốn những điều vượt quá khả năng của con người và có phần không thực tế, thậm chí bao hàm cả yếu tố không tích cực.
Giữa khát vọng và tham vọng có một sự liên kết dây dưa với nhau. Thông thường trong một con người luôn có cả khát vọng và tham vọng. Khi con người khát vọng điều gì đó, họ thường rất ước mong mãnh liệt điều đó, mong muốn có thể hành động để đạt được mục tiêu đó. Thế nhưng khi khát vọng đó đi hơi xa với hiện thực, vượt quá tầm với thì điều đó trở thành tham vọng. Đôi khi tham vọng của con người là quá trớn, là tham lam vô độ và có những con người sẵn sàng làm nhiều cách, giở nhiều thủ đoạn để đạt được những tham vọng của mình.
Cuộc sống nếu không có ước vọng thì sẽ trở lên rất nhạt nhẽo, vô vị, con người sẽ không thể tiến tới do không có mục tiêu cụ thể và động lực thúc đẩy. Thế nhưng nếu người ta có quá nhiều tham vọng thì điều đó lại dẫn đến những hệ lụy không mấy tích cực. Con người có tham vọng, quá cầu tiến, cầu toàn sẽ không suy nghĩ cho người khác, không nghĩ cho lợi ích của nhiều người mà chỉ chăm chăm làm điều có lợi cho bản thân, là mọi cách để đạt được mục đích của mình. Những người có khát vọng thì thường có lí tưởng sống, có hành động tích cực để thực hiện khát vọng đó; còn những người có tham vọng thì có thể có những hành động khuất tất, không lành mạnh, thiếu thực tế, họ chỉ cố gắng để đạt được tham vọng của mình. Tham vọng thường gắn với những dục vọng cá nhân, xuất phát không lành mạnh và quá trình nhiều mâu thuẫn.
Trong cuộc sống hay trong chính mỗi con người đều tồn tại cả hai mặt trên. Nhưng khác nhau ở chỗ khát vọng và tham vọng ấy lớn thế nào và cách mà mọi người suy nghĩ hành động với những khát vọng và tham vọng đó ra sao. Có những người có khát vọng làm được nhiều việc, thành công trong công việc học tập, đi làm, kiếm được nhiều tiền, thăng tiến trong công việc; họ chăm chỉ, nỗ lực học tập làm việc để đạt được khát vọng ấy, hiện thực hóa ước mơ của mình. Đó là những hành vi cố gắng, nỗ lực đáng khen ngợi. Đối với tham vọng, họ biết tiết chế, biết xác định tính khả thi và khả năng thực hiện để tiến tới. Bên cạnh đó, có những người có phần tham vọng quá lớn, quá mãnh liệt chẳng hạn như chiếm lĩnh, làm bá chủ một điều gì đó, vậy là họ chỉ chăm chăm thực hiện cho được tham vọng của mình mà không quan tâm đến việc nó sẽ ảnh hưởng và làm liên lụy đến lợi ích của rất nhiều người xung quanh. Trong trường hợp này, tham vọng của họ đã trở thành những điều xấu xa, ích kỷ, vụ lợi chỉ nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến người khác.
Con người ai cũng có khát vọng và tham vọng, nhưng nếu biết điều tiết, tiết chế và dung hòa những yếu tố ấy thì con người sẽ trở nên có chí tiến thủ, có mơ ước, hoài bão, có động lực để hoàn thiện mục tiêu của mình một cách lành mạnh. Điều đó cũng làm cho mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, hướng tới một xã hội mà mọi người cùng nhau phát triển lành mạnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về khát vọng và tham vọng của con người (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.