Ngày 06/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, bổ sung trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên vào đối tượng áp dụng của Thông tư số 15/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung, cụ thể gồm:
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất và vốn đầu tư cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tối thiểu bằng 25% diện tích sử dụng đất tối thiểu và vốn đầu tư cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
- Địa điểm phân hiệu đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2022 |
NGHỊ ĐỊNH 24/2022/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Điều kiện, thủ tục cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 2 như sau:
“5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:
“d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.
Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê.”.
b) Bổ sung điểm đ, e và g vào khoản 1 như sau:
“đ) Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền;
e) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
g) Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
b) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng;
c) Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản này kiểm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) để tổ chức thẩm định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định;
c) Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng do Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp làm Chủ tịch, các thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội do người đứng đầu Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội làm Chủ tịch, các thành viên là đại diện một số đơn vị có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
đ) Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên là đại diện một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
g) Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện nhưng phải hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Công khai và gửi quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 9. Điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
1. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập phân hiệu
a) Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng tối thiểu bằng 25% diện tích đất sử dụng tối thiểu và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Địa điểm phân hiệu đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng.
2. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng là 01 bộ, bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Đề án thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
4. Trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
a) Trường trung cấp, trường cao đẳng gửi hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
b) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng;
c) Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hồ sơ cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tư thục trên địa bàn;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản này thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng và trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Công khai và gửi quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
a) Bộ Lao động – Thưong binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, cho phép, thành lập phân hiệu của trường cao đẳng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt phân hiệu để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường trung cấp đặt phân hiệu để theo dõi, quản lý;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 như sau:
“a) Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp vào trường cao đẳng;
c) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên vào trường cao đẳng sau khi có ý kiến bằng văn bản đề nghị tổ chức lại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Trình tự, thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này thẩm định hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc không cho phép chia, tách, sáp nhập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”.
d) Bổ sung khoản 5 vào Điều 10 như sau:
“5. Công khai và gửi quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này kiểm tra hồ sơ và trình người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 4 Điều này quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định giải thể, cho phép giải thể thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Công khai và gửi quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể, cho phép giải thể trường cao đẳng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng trước khi giải thể đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước khi giải thể đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp trước khi giải thể đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 13. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sơ giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này trình người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản này quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sơ giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định đổi tên, cho phép đổi tên thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Công khai và gửi quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên, cho phép đổi tên trường cao đẳng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi đổi tên được tiếp tục đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”.
10. Sửa tên Điều 14 và bổ sung khoản 3 vào Điều 14 như sau:
a) Sửa tên Điều 14 như sau:
“Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo”.
b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 14 như sau:
“3. Tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp khi có quyết định giao quyền tự chủ tài chính của cơ quan có thẩm quyền được tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo (không bao gồm các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khoẻ, an ninh, quốc phòng) khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
c) Nghề đào tạo trình độ sơ cấp tự chủ quyết định nằm trong cùng nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và có ít nhất 01 nghề trong nhóm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tự chủ quyết định nằm trong cùng nhóm ngành, nghề mã cấp III và có ít nhất 01 ngành, nghề trong nhóm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Đã thành lập hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng;
đ) Đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động; ban hành các quy định quản lý nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
e) Công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động động giáo dục nghề nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở;
g) Trước khi tổ chức đào tạo 30 ngày, trường cao đẳng phải thực hiện báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 và Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Trong thời hạn 24 tháng tính đến thời điểm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không vi phạm quy định đến mức bị cơ quan có thẩm quyền xử lý với một trong các mức sau: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp; dừng tuyển sinh và tổ chức đào tạo; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
i) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp do không bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại khoản này không được quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo trong thời hạn 24 tháng kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền;
k) Ngay sau khi khóa đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đầu tiên tốt nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với ngành, nghề đào tạo do trường tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo. Trường hợp không đạt thì trường không được tiếp tục tuyển sinh, đào tạo cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 5 và khoản 5 Điều 6 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 15. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trang tâm giáo dục nghề nghiệp, trang tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Đối với trường cao đẳng
a) Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình, cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
2. Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp
a) Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình, cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 18. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trụ sở chính thì được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các trường hợp sau đây:
1. Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới (trừ trường hợp tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này).
2. Vượt quá 10% tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề tại từng địa điểm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.
4. Thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo hoặc bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
6. Đổi tên doanh nghiệp.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 19. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định này là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 07 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp hoặc bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp đối với trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính;
d) Văn bản đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng bổ sung địa điểm đào tạo mới đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này là 01 bộ, bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo.
3. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 07 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đổi tên doanh nghiệp,”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 18 Nghị định này: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định này; cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 09 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 09 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 16 Nghị định này thì có quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 20 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền;
c) Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Không cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn.
2. Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 16 Nghị định này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;
b) Căn cứ mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan kiểm tra quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đình chỉ;
d) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định đình chỉ;
đ) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”.
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;
d) Không tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Quyết định thu hồi được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị thu hồi, trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định thu hồi và thông báo đến cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện;”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương có trách nhiệm
a) Quy định việc quản lý, tổ chức đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức đào tạo trực tiếp kết hợp với đào tạo trực tuyến;
b) Chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:
Hướng dẫn việc linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các ngành, nghề, trình độ đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hằng năm, tổ chức hậu kiểm các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường cao đẳng sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hướng dẫn cập nhật dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm
a) Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
a) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Tổ chức hậu kiểm các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng lộ trình chuẩn bị các điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này để bảo đảm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 nếu đủ điều kiện thì được áp dụng thực hiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;
b) Trong thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động đào tạo theo giấy chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các ngành, nghề, trình độ đào tạo trong cùng nhóm ngành, nghề mã cấp III hoặc giữa nghề trình độ sơ cấp có cùng tên gọi với ngành, nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hoặc giữa các nghề trình độ sơ cấp trong cùng nhóm nghề đào tạo sơ cấp khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo sau khi linh hoạt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề sau khi linh hoạt không được vượt quá 10% tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề tại từng địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở thực hiện công khai quy mô tuyển sinh/năm của từng ngành, nghề sau khi linh hoạt trên trang thông tin điện tử của cơ sở và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
đ) Khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không thuộc các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 18 Nghị định này, cơ sở phải báo cáo nội dung thay đổi gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để theo dõi, quản lý;
e) Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp tự chủ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh/năm đối với từng ngành, nghề đào tạo theo từng hình thức đào tạo trong tổng quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
g) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp đúng quy định. Trường hợp làm mất, hư hỏng, rách nát phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do;
h) Công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình (trừ nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định). Gửi kết quả công khai về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý;
i) Cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn;
k) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp có hành vi vi phạm về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì không được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt hoạt động.”.
20. Sửa đổi, bổ sung, thay thế các Phụ lục như sau:
a) Sửa đổi Phụ lục I thành “Mẫu văn bản về thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
Mẫu số 02: Đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 03: Đề án thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
Mẫu số 04: Quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
b) Sửa đổi Phụ lục II thành “Mẫu văn bản về chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 02: Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 03: Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Sửa đổi Phụ lục III thành “Mẫu văn bản về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Văn bản đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
Mẫu số 02: Đề án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
Mẫu số 03: Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
d) Sửa đổi Phụ lục IV thành “Mẫu văn bản về đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Văn bản đề nghị đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 02: Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
đ) Bổ sung Phụ lục V “Mẫu văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Luận cứ khoa học và phân tích công việc của ngành, nghề đào tạo mới.
Mẫu số 02: Báo cáo tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo.
Mẫu số 03: Quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo.
Mẫu số 04: Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 05: Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 06: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 07: Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 08: Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mẫu số 09: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
e) Sửa đổi Phụ lục VI thành “Mẫu quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp”;
g) Sửa đổi Phụ lục VII thành “Mẫu báo cáo về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau:
Mẫu số 01: Báo cáo kết quả thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp.
Mẫu số 02: Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
h) Bãi bỏ Phụ lục Va, Phụ lục Vb và Phụ lục VIII.
21. Bổ sung, bãi bỏ một số cụm từ và bãi bỏ một số điều khoản như sau:
a) Thay cụm từ “theo mẫu tại Phụ lục I” bằng cụm từ “theo Mẫu số 01 Phụ lục I” tại điểm a khoản 1 Điều 6;
b) Thay cụm từ “theo mẫu tại Phụ lục II” bằng cụm từ “theo Mẫu số 02 Phụ lục I” tại điểm b khoản 1 Điều 6;
c) Bổ sung đoạn “theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này” vào sau đoạn “…văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền” tại khoản 2 Điều 11;
d) Thay đoạn “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp” bằng đoạn “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp” tại khoản 1 Điều 14;
đ) Bổ sung đoạn “theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này” vào cuối điểm a khoản 2 Điều 14;
e) Bỏ đoạn “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau:” tại Điều 3;
g) Bỏ cụm từ “và khoản 2” tại khoản 3 Điều 6;
h) Bỏ đoạn “và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng” tại khoản 2 Điều 14;
i) Bỏ cụm từ “và cơ sở giáo dục đại học” tại điểm a khoản 2 Điều 14;
k) Bỏ cụm từ “cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” tại điểm d khoản 2 Điều 14 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP);
l) Bãi bỏ khoản 5 Điều 3; khoản 2 Điều 6.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp
1. Bổ sung khoản 5 vào Điều 2 như sau:
“5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
1. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất và vốn đầu tư cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tối thiểu bằng 25% diện tích đất sử dụng tối thiểu và vốn đầu tư cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
2. Địa điểm phân hiệu đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:
“d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.
Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê.”.
b) Bổ sung điểm e vào khoản 1 như sau:
“e) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
1. Trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thẩm định hồ sơ cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài và trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định cho phép thành lập phân hiệu thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Công khai và gửi quyết định cho phép thành lập phân hiệu
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt phân hiệu để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập theo Mẫu 2C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2D tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản họp của các bên góp vốn hoặc liên doanh về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng ký kết. Hợp đồng phải có nội dung chủ yếu sau: Thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp sáp nhập, bị sáp nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thẩm quyền quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập theo Mẫu 2E tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2G tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập theo Mẫu 2H tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan quy định tại điểm a khoản này trình người có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản này quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định cho phép đổi tên thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Công khai và gửi quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đổi tên được tiếp tục tổ chức đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Các hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo các chương trình đào tạo sau đây:
a) Chương trình đào tạo do hai bên xây dựng; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo của nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài;
c) Chương trình đào tạo của nước ngoài chuyển giao; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam.
2. Liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện toàn phần tại Việt Nam hoặc thực hiện một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài do các bên liên kết đào tạo quyết định.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài và tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Ngành, nghề và trình độ đào tạo
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 21 Nghị định này được liên kết đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực theo quy định của nước ngoài và các ngành, nghề của Việt Nam, trừ ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, tôn giáo.
2. Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo
a) Trường hợp cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Trường hợp cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;
c) Trường hợp đồng cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; pháp luật của nước cấp văn bằng, chứng chỉ và tương ứng với quy mô đào tạo;
b) Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu theo chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Diện tích phòng học lý thuyết và phòng, xưởng thực hành bảo đảm theo quy định về cơ sở vật chất do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chưa ban hành quy định về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của ngành, nghề đăng ký liên kết đào tạo với nước ngoài thì phải bảo đảm đáp ứng theo quy định của chương trình đào tạo.
c) Đối với liên kết đào tạo thực hiện một phần ở nước ngoài: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài.
4. Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài bảo đảm có đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết đào tạo;
b) Chương trình đào tạo không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
5. Đội ngũ nhà giáo
a) Có đội ngũ nhà giáo đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đáp ứng cơ cấu chuyên môn theo yêu cầu của chương trình đào tạo và quy định pháp luật của nước cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng cử nhân trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
6. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập
a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;
b) Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ ngoại ngữ để đủ điều kiện học chương trình liên kết đào tạo do hai bên quy định.
7. Cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định nước ngoài cấp hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
8. Tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp khi có quyết định giao quyền tự chủ tài chính của cơ quan có thẩm quyền được tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài (không bao gồm các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe, an ninh, quốc phòng) khi có đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
c) Đã thành lập hội đồng trường đối với trường cao đẳng, trường trung cấp;
d) Đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động; ban hành các quy định quản lý nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài;
e) Công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ cấp cho người học, các thông tin khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở;
g) Trước khi tổ chức đào tạo 30 ngày, trường cao đẳng phải thực hiện báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động liên kết đào tạo theo Mẫu 3D và 3E tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Trong thời hạn 24 tháng tính đến thời điểm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không vi phạm quy định đến mức bị cơ quan có thẩm quyền xử lý với một trong các mức sau: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp; dừng tuyển sinh và tổ chức đào tạo; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;
i) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp do không bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại khoản này không được quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài trong thời hạn 24 tháng kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Ngay sau khi khóa đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đầu tiên tốt nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với ngành, nghề đào tạo do trường tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài. Trường hợp không đạt thì trường không được tiếp tục tuyển sinh, đào tạo cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp đăng ký liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ sơ cấp.
4. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục, đầo tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc hợp đồng liên kết đào tạo giữa các bên trong liên kết đào tạo.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường cao đẳng.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu 3C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Công khai và gửi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi giấy chứng nhận đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài để theo dõi, quản lý;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.”.
14. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được cấp không đúng thẩm quyền;”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của các bên liên kết đào tạo;
b) Không tổ chức hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng trở lên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thẩm quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 24 Nghị định này thì có quyền quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
“d) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.”.
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Hồ sơ chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
a) Hồ sơ chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 01 bộ, bao gồm:
Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào của các bên liên kết, trong đó nêu rõ lý do đề nghị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
Báo cáo chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo, trong đó nêu rõ lý do, nội dung chấm dứt, phương án giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thanh toán các khoản nợ thuê và các khoản nợ khác (nếu có).
b) Hồ sơ chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Điều này là 01 bộ, bao gồm: Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.”.
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
a) Các bên liên kết gửi hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và quyết định chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Trường hợp không quyết định thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Trường hợp không quyết định thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
d) Quyết định chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài phải nêu lý do chấm dứt; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo, trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo và thông báo đến cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.’’.
15. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
………………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Nghị định 24
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 24/2022/NĐ-CP Sửa đổi điều kiện liên kết đào tạo nghề với nước ngoài của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.