Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 129/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Theo đó, bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, thời hiệu tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Nghị định, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH 129/2021/NĐ-CP
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH; THỂ THAO; QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN; VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.”
b) Bổ sung khoản 10 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này;
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 25 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13 và khoản 14 Điều 7; khoản 4 và khoản 7 Điều 8; điểm c khoản 1, các khoản 4, 6 và 7 Điều 10; khoản 1, điểm a khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 13 theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, điểm b và điểm c khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều 9; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17 theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Trưởng đoàn kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh về du lịch, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt cảnh cáo.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Nghị định này; công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 37, 38, 39, 40a, 40b, 40c và 40d của Nghị định này; công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; công chức Hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 350.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 40a như sau:
“Điều 40a. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 40b như sau:
“Điều 40b. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 40c như sau:
“Điều 40c. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 40d như sau:
“Điều 40d. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau:
“18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.”
3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau:
“g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
4. Bổ sung điểm e vào khoản 10 Điều 11 như sau:
“e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
5. Bổ sung điểm c vào khoản 10 Điều 15 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.”
6. Bổ sung điểm i vào khoản 7 Điều 17 như sau:
“i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
7. Bổ sung điểm h vào khoản 8 Điều 18 như sau:
“h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
8. Bổ sung điểm đ vào khoản 8 Điều 19 như sau:
“đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
9. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 21 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
10. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 22 như sau:
“c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
11. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 23 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 30 như sau:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.”
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;”
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau:
“2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
“Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau:
“Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau:
“Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
“Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.
4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.
5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.
6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.
10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng – rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.
11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.
12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng – rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.
13. Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.
14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”
……………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung Nghị định
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 129/2021/NĐ-CP Thời hiệu xử phạt VPHC lĩnh vực du lịch là 01 năm của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.