Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào thời kì Nara (710 – 794), khi môn tạp kĩ của Trung Quốc du nhập vào. Sau khi hoà nhập với nghệ thuật cổ truyền bản địa và các điệu múa nghi lễ của Thần đạo, một dòng nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu mới được hình thành mang tên Sarugaku.
Nghệ thuật biểu diễn sân khấu bao gồm Noh – nhạc kịch chính thống, Kyogen – hài kịch, Bunraku – múa rối và cuối cùng là Kabuki, cũng là một dòng kịch chính thống khác. Dưới đây. Cẩm nang Nhật Bản xin giới thiệu cho các bạn kỹ càng hơn.
Các dòng nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền Nhật Bản
Noh – kịch mặt nạ
Trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền thì Noh là loại hình sân khấu lâu đời nhất trên thế giới. Là nhạc kịch chính thống, vì thế chủ đề chính của kịch Noh thường về những hồn ma, kiếp sau, sự phù du của cuộc sống… Các động tác của nhân vật trong kịch Noh thường biểu hiện được rất nhiều khía cạnh cảm xúc. Tuy vậy, ấn tượng lớn nhất mà kịch Noh để lại trong lòng người xem là những chiếc mặt nạ muôn hình vạn trạng.
Noh-kịch mặt nạ tại Nhật
Trong kịch Noh, bản thân chiếc mặt nạ cũng đã được xem như là một thứ nghệ thuật riêng biệt. Vì vậy, nó đã trở thành món đồ sưu tập quý hiếm đối với rất nhiều người. Ngôn ngữ trong lời thoại của kịch Noh thường là thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất. Bởi thế, hầu như rất khó hiểu với khán giả ngày nay. Thậm chí cả những học giả uyên bác nhất cũng cần có một cuốn kịch bản trong tay để theo dõi vở kịch.
Kyogen – hài kịch
Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Kyogen là thể loại hài kịch. Sự ra đời của nó như để mang lại sự cân bằng với vẻ nghiêm trang, đạo mạo của Noh. Nếu Noh thiên về âm nhạc thì Kyogen lại sử dụng lời thoại là chủ yếu. Các vở Kyogen thường khá ngắn và có không quá 3 nhân vật. Nghĩa của từ Kyogen trong tiếng Nhật là cuồng ngôn. Cũng vì lẽ đó, nội dung của Kyogen thường bộc lộ khá nhiều khía cạnh phức tạp trong tính cách của người Nhật.
Kyogen – hài kịch tại Nhật
Nhân vật chính trong các vở Kyogen thường là những người bình thường trong xã hội. Trong đó, có không ít vở được dựng với nội dung người hầu và lãnh chúa. Ngoài ra, nhân vật còn là những ông chồng lười, những bà vợ lắm mồm hay những chàng sammurai ngờ nghệch… Không như kịch Noh, kịch Kyogen rất dễ hiểu vì nó phản ánh cuộc sống thường nhật. Các vở Kyogen cũng sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, gần gũi nhất.
Bunraku – nghệ thuật múa rối
Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Bunraku là nghệ thuật kịch rối. Nó bắt nguồn từ Osaka. Bunraku ra đời vào thế kỉ 16. Nó là sự kết hợp của 3 yếu tố: người kể chuyện, người chơi đàn shamishen (một loại đàn cổ truyền của Nhật, gần giống đàn nguyệt của Việt Nam) và người điều khiển rối.
Bunraku – biểu riễn rối tại Nhật
Bunraku có một sự khác biệt so với tất cả các loại hình múa rối khác trên thế giới. Đó là người điều khiển con rối có thể hiện diện ngay trên sân khấu. Thế nhưng, ngay khi vở diễn bắt đầu, sẽ chẳng còn khán giả nào để ý đến họ nữa. Ngày nay, Bunraku vẫn còn được yêu thích ở Nhật Bản. Vì vậy, gần như ngày nào các đài truyền hình cũng dành ít nhiều thời gian để phát các vở diễn Bunraku cho khán giả.
Kabuki – những vở nhạc kịch hoành tráng
Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Kabuki được ra đời từ những năm 1600 vào thời kì Edo. Kabuki được tạo ra bởi 1 người con gái đồng trinh ở đền thờ Izumo, tên là Okuni. Từ Kabuki được ghép bởi 3 kí tự: hát – ca, múa – vũ và sự khéo léo – kỹ.
Kabuki – những vở kịch được xây dựng hoành tráng
Vào thời kỳ đó, nghệ thuật biểu diễn sân khấu Kabuki khác bây giờ khá nhiều. Thời đó, những điệu nhảy do các cô gái ăn mặc hở hang biểu diễn, trái với luân lí xã hội thời bấy giờ. Bởi vì thế mà có lúc Kabuki đã bị cấm biểu diễn trên sân khấu trong một thời gian dài. Nhưng cũng chính điều này đã tạo nên 1 bước ngoặt lớn. Bước ngoặt này đưa Kabuki vào con đường đích thực của nghệ thuật sân khấu.
Sự lên ngôi của các nam diễn viên và phân tầng cấp bậc
Từ sau khi bị cấm biểu diễn, các nam diễn viên bắt đầu xuất hiện và dần dần thay thế vai trò của nữ giới. Họ cải trang và diễn luôn các vai của nhân vật nữ. Từ đó về sau, Kabuki đã trở thành lãnh địa dành riêng cho đàn ông. Cuối thế kỷ 17, các diễn viên được phân cấp rõ ràng. Cấp bậc này quyết định kiểu tính cách nhân vật mà họ thể hiện trong từng tháng.
Sự phân cấp đối với các diễn viên
Điều này có nghĩa, nam diễn viên cấp cao nhất thì sẽ đóng vai chính trong vở kịch tháng đó, bên cạnh một nữ diễn viên nổi tiếng. Thứ hai sẽ là những nhân vật nữ trẻ, hay những nhân vật phản diện và những diễn viên hài. Hai kiểu điển hình của nam giới thời kì Edo là những người có một sức khoẻ phi thường. Họ được so sánh với những vị thần và những người thô lỗ cục cằn.
Hiện nay, một số loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền chỉ còn phục vụ du khách nước ngoài. Nếu bạn muốn tìm hiểu về nền văn hóa Thái dương thần nữ thì đừng ngại ngần mà mua vé xem một vở kịch nhé.
Đăng bởi: Phạm Nguyễn Hương Thảo
Từ khoá: Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản – Sarugaku
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản – Sarugaku của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.