Bạn đang xem bài viết Ngành quản lý thông tin là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh các nhóm ngành về thông tin như kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu… ngành quản lý thông tin cũng là một ngành có sức ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực này. Hiện nay, đây là ngành học được rất nhiều quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Bài viết sau xin chia sẻ thông tin kiến thức bao quát liên quan tới ngành này.
Ngành quản lý thông tin là gì?
Ngành Quản lý thông tin (QLTT) là ngành chuyên đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về lĩnh vực quản trị thông tin và quản trị tri thức. Giúp đảm bảo về đầu ra chuyên nghiệp cho các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về lựa chọn, phát triển nguồn lực thông tin, phương pháp xây dựng các bộ sưu tập thông tin số cùng các cơ sở dữ liệu chuyên biệt. Đồng thời, họ cũng sẽ được đào tạo về kỹ năng xử lý, tìm kiếm thông tin, lưu giữ, bảo quản thông tin, kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo dựng nên các sản phẩm thông tin cần thiết và cung cấp các dịch vụ thông tin theo các nhu cầu.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành quản lý thông tin là gì?
Ngành QLTT có xét tuyển rất nhiều khối, tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A07: Toán – Lịch sử – Địa lý
- C00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử
- C20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức
- D80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung
- D84: Toán – GDCD – Tiếng Anh
- D96: Toán – KHXH – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành quản lý thông tin là bao nhiêu?
Cập nhật năm 2022, điểm chuẩn của ngành QLTT dao động vào khoảng từ 17 điểm đến 29 điểm (xét theo điểm thi TN THPT). Ngoài ra có một số trường xét theo điểm thi của kỳ thi đánh giá năng lực. Các bạn có thể truy cập vào web tuyển sinh của từng trước để biết thêm chi tiết.
Các trường nào đào tạo ngành quản lý thông tin?
Ngành quản lý thông tin trên cả nước chỉ có một số cơ sở đào tạo. Danh sách các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại Học Văn Hóa Hà Nội
- Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành quản lý thông tin?
Để có thể học tập tốt với chuyên ngành này, các bạn có thể xem xét một số tiêu chí sau:
- Đam mê quản lý, yêu thích công nghệ
- Khả năng phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi thông tin
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt
- Khả năng ngoại ngữ, tin học tốt
- Thái độ học tập tốt
- Tinh thần học hỏi, nâng cao kiến thức về công nghệ
- Năng động, cẩn thận, tỉ mỉ
- Nghiêm túc trong công việc
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Tinh thần làm việc nhóm
Học ngành quản lý thông tin cần học giỏi môn gì?
Để học tốt ngành quản lý thông tin, bạn cần học tốt 3 môn cốt lõi bao gồm Toán học, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:
- Toán học: giúp sinh viên tăng khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp để không xảy ra bất kỳ sự cố đáng tiếc nào.
- Tin học: Sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian học tập làm việc. Do vậy, bạn nên đầu tư cho môn học này nhiều nhất có thể.
- Tiếng Anh: chính là một công cụ đắc lực giúp bạn xử lý rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các tài liệu học thuật, chuyên ngành cũng sử dụng tiếng Anh rất nhiều. Do vậy, đây sẽ là một điểm cộng nếu như bạn có khả năng với môn học này.
Cơ hội việc làm dành cho ngành quản lý thông tin như thế nào?
Ngành quản lý thông tin có rất nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên của mình. Cụ thể được chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhân viên, chuyên viên quản lý thông tin và hỗ trợ kinh doanh
- Chuyên viên quản lý thông tin (Information Management Specialist)
- Nhân viên phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Information System Analyst)
- Nhân viên tư vấn xây dựng hệ thống thông tin (Information System Consultant)
- Nhân viên phân tích quản lý thông tin (Information Management Analyst)
- Chuyên viên phân tích thông tin (Information Analyst)
- Chuyên viên phân tích số liệu (Data Analyst)
- Nhân viên phân tích SEO (Search Engine Optimization analyst)
- Nhân viên quản trị nội dung website (Content Management Specialist)
- Nhân viên quản lý thông tin và dữ liệu (Data & Information Management Officer)
- Chuyên viên quản lý hồ sơ và thông tin (Information and Records Management Governance Specialist)
- Nhân viên văn phòng (Administration Officer)
- Nhân viên hỗ trợ kinh doanh (Sale Assistant)
- Nhân viên hỗ trợ truyền thông (Public Relations Assistant)
- Chuyên viên quản lý thông tin và phân tích kinh doanh (Business Analyst – Information Management)
Nhóm 2: Chuyên gia quản trị thông tin
- Giám đốc thông tin, quản lý trong các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp (Chief Information Officer)
Nhóm 3: Nhóm nghiên cứu và giảng viên
- Giảng viên, nghiên cứu viên, tư vấn về lĩnh vực quản trị dữ liệu, thông tin và tri thức (Lecturer and Researcher)
Như vậy, cơ hội việc làm cho các kỹ sư quản lý thông tin rất đa dạng và phong phú trong thị trường lao động.
Mức lương dành cho người làm ngành quản lý thông tin là bao nhiêu?
Mức thu nhập của các kỹ sư QLTT dựa trên vị trí làm việc được chia như sau:
- Nhân viên, chuyên viên hoạt động trong cơ quan nhà nước: được tính theo bậc lương quy định của Nhà nước cho Cán bộ có trình độ Cử nhân.
- Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, tập đoàn, công ty liên doanh: mức thu nhập tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
Kết luận
Ngành quản lý thông tin đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. QLTT giúp chúng ta duy trì được sự ổn định của thông tin được đưa ra, đảm bảo tính chính xác của thông tin đó cùng với việc xử lý những vấn đề liên quan. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm bắt được những thông tin khách quan về ngành quản lý thông tin, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của bản thân để theo đuổi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành quản lý thông tin là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-thong-tin