Bạn đang xem bài viết Ngành Quản lý kinh tế là gì? Thi khối gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành Quản lý kinh tế là gì? Các trường Đại học nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm nào sẽ dành cho bạn với chuyên ngành này? Cùng Pgdphurieng.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Ngành Quản lý kinh tế là gì? Các khối thi vào ngành Quản lý kinh tế là gì?
Quản lý kinh tế ( Mã ngành: 7310110) là ngành đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Sinh viên học ngành này có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin trong quản lý kinh tế, làm cơ sở để có thể đề xuất các chiến lược quản lý kinh tế, được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế nhà nước, quản lý dự án, quản lý đầu tư doanh nghiệp, khoa học công nghệ.
Các khối thi xét tuyển ngành Quản lý kinh tế bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Trường nào đào tạo ngành Quản lý kinh tế? Mức điểm trúng tuyển là bao nhiêu?
Dưới đây là danh sách những trường Đại học đào tạo ngành này:
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học Viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Thương mại
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Quản lý kinh tế là bao nhiêu?
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Quản lý kinh tế sẽ dao động từ 18 đến 25 điểm. Tuy nhiên, mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Quản lý kinh tế hay không?
Để học ngành Quản lý kinh tế, các phẩm chất bạn cần có bao gồm:
- Sự quan tâm đến thị trường và kinh tế
- Khả năng phân tích và suy luận
- Năng lực tính toán
- Kỹ năng giao tiếp
- Chủ động và năng động
- Sự nghiêm túc và chăm chỉ
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?
HIện nay có rất nhiều công việc mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm. Các công việc ngành Quản lý kinh tế bao gồm:
- Quản lý dự án
- Quản lý tài chính
- Chuyên viên phân tích tài chính
- Chuyên viên tài chính
- Chuyên viên tài chính tư vấn
- Giảng viên kinh tế tại các trường
- Chuyên viên phân tích thị trường
Mức lương ngành Quản lý kinh tế là bao nhiêu?
Tùy vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, quy mô doanh nghiệp, vị trí công tác,…. Mà bạn có thể nhận được mức lượng khác nhau.
Thông thường, mức lương cho chuyên viên ngành Quản lý kinh tế sẽ dao động từ khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.
Kết luận
Ngành Quản lý kinh tế hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ và hiểu biết. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Quản lý kinh tế là gì? Thi khối gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.