Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật vật liệu kim loại là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, thật không khó để chúng ta bắt gặp những miếng kim loại, những tấm sắt hay các công trình đang xây dựng cùng với khối lượng thép khổng lồ. Chính những tấm kim loại này lại góp phần hình thành nên một ngành mới – Ngành kỹ thuật vật liệu kim loại. Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin kiến thức xoay quanh chủ đề này.
Ngành kỹ thuật vật liệu kim loại là gì?
Ngành Kỹ thuật vật liệu kim loại là một ngành chuyên đào tạo theo mô hình ngành rộng về quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và tính chất vật liệu, quá trình chế tạo và gia công vật liệu silicat.
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội được học tập những kiến thức chuyên sâu và khả năng áp dụng kiến thức về các lĩnh vực toán học, khoa học và kỹ thuật. Cụ thể bao gồm phương pháp tính, vật lý, hóa học, cơ học, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật nhiệt vào các vật liệu kim loại. Ngoài ra, người học còn được rèn luyện khả năng thiết lập quy trình công nghệ để chế tạo và gia công vật liệu kim loại, khả năng xác định các vấn đề liên quan đến vật liệu kim loại và xây dựng kế hoạch giải quyết những vấn đề đó.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật vật liệu kim loại là gì?
Theo thông tin có được, ngành kỹ thuật vật liệu kim loại chỉ xét 02 tổ hợp môn chính, đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật vật liệu kim loại và các trường đào tạo
Hiện tại, thông tin cụ thể về điểm chuẩn ngành vật liệu kim loại đang được cập nhật.
Vào năm 2014, chuyên ngành này có duy nhất 02 trường đại học trên cả nước tuyển sinh. Cụ thể như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Thông tin thêm: vào năm 2017, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức khai giảng khóa đào tạo Đại học liên thông và văn bằng hai ngành KTVLKL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sản xuất kinh doanh. Khóa học này sẽ diễn ra trong vòng 02 năm.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có thể học được ngành KTTVLKL, sinh viên cần chú ý tới một số tiêu chí sau:
- Sức khỏe đạt yêu cầu
- Tư duy nhạy bén, sáng tạo
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Thái độ học tập, làm việc tốt
- Am hiểu về ngành khoa học
- Đam mê về lĩnh vực đang hoặc sắp học tập
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến
- Khả năng phân tích, phát hiện và xử lý vấn đề
- Khả năng tổng hợp thông tin
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng nghiên cứu đánh giá vật liệu kim loại
- Kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin
- Luôn có những ý tưởng mới, sáng tạo
Học ngành kỹ thuật vật liệu kim loại cần học giỏi môn gì?
Tương tự như các nhóm ngành kỹ thuật, ngành này yêu cầu sinh viên học tập tốt ở 03 bộ môn là Toán học, Vật lý và Tiếng Anh. Cụ thể:
- Vật lý: Sinh viên học tốt môn này sẽ có lợi thế với một số môn chuyên ngành. Ví dụ: Ăn mòn và bảo vệ vật liệu, công nghệ vật liệu, lý thuyết các quá trình luyện kim…
- Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…
- Tiếng Anh: Là môn học quen thuộc ở hầu hết các trường đại học hiện nay. Vì sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật vật liệu kim loại như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình ngành KTVLKL, có rất nhiều vị trí cho sinh viên có thể ứng tuyển. Cụ thể các vị trí đó là:
- Giảng dạy, nghiên cứu: tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu Quốc gia…
- Làm việc tại công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý kiểm định.
- Có khả năng công tác ở công ty sản xuất, gia công vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác như luyện cán thép, luyện kim…
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật vật liệu kim loại là bao nhiêu?
Ngành KTVLKL là ngành chưa có được sự quan tâm lớn của cộng đồng giống như những ngành khác. Mức lương của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, kinh nghiệm làm việc của nhân viên tại vị trí tuyển dụng và tính hiệu quả của công việc. Do vậy, chưa có mức lương cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên có một điểm chung là các kỹ sư kỹ thuật vật liệu cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các kỹ sư khác. Bao gồm:
- Lương cứng
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Lương tháng thứ 13
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)
- Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
Kết luận
Ngành kỹ thuật vật liệu kim loại ở Việt Nam mặc dù không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai thác, chế tạo và gia công vật liệu silicat. Sinh viên KTVLKL được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn trong suốt quá trình học tập, phấn đấu tại trường. Do đó, họ đều có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo, chính xác các vấn đề liên quan đến chuyên ngành mình đã học. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực vật liệu nói chung và vật liệu kim loại nói riêng, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà ngày càng hưng thịnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật vật liệu kim loại là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-vat-lieu-kim-loai