Bạn đang xem bài viết Ngành Kinh tế vận tải là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vận tải là một lĩnh vực không thể thiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, các cơ sở giáo dục khá chú trọng đào tạo những ngành liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có ngành Kinh tế vận tải. Ngành này luôn được nhiều người học quan tâm và lựa chọn bởi tính ứng dụng và tiềm năng của nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về ngành học này.
Ngành Kinh tế vận tải là gì?
Ngành Kinh tế vận tải (KTVT) là ngành có vai trò nghiên cứu hoạt động sản xuất giao thông vận tải. Đồng thời ngành này cũng tập trung nghiên cứu về phương pháp tối ưu cho vấn đề đầu tư, khai thác và quản lý nhằm đưa ra những giải pháp tối đa công suất và chức năng của đội vận tải, lập ra những kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Chương trình đào tạo chuyên ngành KTVT được xây dựng và triển khai nhằm đào tạo kỹ sư ngành có kiến thức về lĩnh vực này, bao gồm hàng hóa, địa lý vận tải, thiết bị xếp dỡ, lý thuyết tàu và kiến thức chuyên sâu về kinh tế vận tải, quản lý khai thác, nghiệp vụ ngoại thương, giao nhận vận tải,…
Ngoài ra, ngành học còn hướng tới đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải. Có khả năng vận dụng các kiến thức để tham gia quản lý, điều hành, thực hành nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
Các khối thi vào ngành Kinh tế vận tải là gì?
Dưới đây là danh sách các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành KTVT. Cụ thể là:
- Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh
- Khối C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý
- Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
- Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Kinh tế vận tải là bao nhiêu?
Điểm chuẩn của ngành là một vấn đề nóng, được tìm kiếm nhiều nhất trong mùa tuyển sinh. Điểm chuẩn góp một phần vào việc quyết định chọn khối thi và ngành học. Với ngành KTVT, trong năm 2020, điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 14,5 đến 25,7 điểm, tùy vào từng cơ sở giáo dục.
Các trường nào đào tạo ngành Kinh tế vận tải?
Trên cả nước hiện nay chỉ có một số trường đại học đào tạo ngành học này. Đó là các trường:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Hàng hải Việt Nam
Khu vực miền Nam
- Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở 2 tại TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Trong bất cứ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của mỗi cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Dù bạn đang theo đuổi ngành nghề nào, muốn gắn bó lâu dài và thành công hơn trong ngành đó thì cũng cần phải đảm bảo những đức tính này, ngành KTVT cũng vậy. Ngoài ra để tiến xa hơn trong ngành này, bạn cần phải có những phẩm chất sau đây:
- Có năng lực chuyên môn sâu.
- Có tinh thần làm việc, đam mê và lòng yêu nghề.
- Tính chuẩn xác trong công việc.
- Sự trung thực, thật thà.
- Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Trình độ ngoại ngữ giỏi là một ưu tiên.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh nhanh chóng, gọn gàng.
Cơ hội việc làm ngành Kinh tế vận tải như thế nào?
Sinh viên ngành học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các doanh nghiệp vận tải. Cụ thể đó là:
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và ngoại thương, kế toán.
- Quản lý điều hành sản xuất.
- Thẩm định các dự án đầu tư.
- Giám sát và nghiệm thu công trình xây dựng về mặt tài chính, định mức tổ chức lao động.
- Các lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý kinh tế và đối ngoại.
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng liên quan.
Mức lương ngành Kinh tế vận tải là bao nhiêu?
Đây là một ngành học khá hấp dẫn, ngoài những kiến thức và tính chất công việc mới mẻ, năng động thì ngành còn mang lại mức lương ổn định cho những ai làm việc trong ngành. Mức lương cho sinh viên ngành KTVT mới ra trường thường từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người có nhiều kinh nghiệm và năng lực thì có thể nhận được mức lương trên 10 triệu đồng. Với các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp thì mức lương họ có thể nhận được khoảng từ trên 20 triệu/tháng.
Kết luận
Ngành KTVT không chỉ đào tạo ra các nhà kinh tế, họ còn là nhà khoa học, những người làm công nghệ. Đây là ngành vừa khai thác vừa sử dụng, quản lý ngành vận tải nên nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành này còn hiếm. Vì vậy, ngành này được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai với cơ hội việc làm đa dạng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành KTVT và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kinh tế vận tải là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.