Bạn đang xem bài viết Ngành Khoa học môi trường là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhắc đến môi trường, con người ai ai cũng có hiểu biết về tầm quan trọng của nó và mối liên hệ giữa con người. Hơn thế nữa, con người còn thành lập nên một ngành khoa học độc lập để nghiên cứu về mối tương quan ấy. Đó là ngành khoa học môi trường. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin khái quát về ngành học này.
Ngành Khoa học môi trường là gì?
Khoa học môi trường (tiếng Anh: Environmental Science) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu nguồn gốc, việc vận chuyển, phản ứng và chuyển hóa các chất trong môi trường. Đồng thời, nó cũng nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động của con người lên các môi trường như nước, không khí, đất và sinh vật. Không chỉ vậy, nó còn khai thác, tìm hiểu các mối quan hệ và việc tương tác qua lại giữa những mối quan hệ đó.
Những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ… cùng với kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường, các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình dự án về môi trường… cũng sẽ được truyền tải tới sinh viên thông qua nhiều phương pháp học tập trong suốt 04 năm theo học tại trường.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Khoa học môi trường là gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành khoa học môi trường có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A06: Toán – Hóa học – Địa lý
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- B08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- C14: Ngữ văn – Toán – GDCD
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Có thể thấy, ngành này xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các thí sinh có thể xem xét và lựa chọn ra tổ hợp tốt nhất cho bản thân để nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường
Theo thông tin xét tuyển của các trường, điểm chuẩn của ngành từ 15 điểm đến 21,25 điểm (xét theo kỳ thi THPT 2022).
Các trường đào tạo ngành Khoa học môi trường
Trên cả nước, có tất cả 25 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Phenikaa
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Tân Trào
- Đại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1)
Khu vực miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại Học Yersin Đà Lạt
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Đồng Nai
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Khoa học môi trường?
Để có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
- Đam mê với ngành học
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Cẩn thận, kiên nhẫn
- Can đảm và chấp nhận thử thách
- Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
- Yêu thiên nhiên, môi trường
- Nhiệt tình và tự tin
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- Can đảm và chấp nhận thử thách
- Chịu được áp lực công việc
- Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý
- Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
- Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
Học ngành Khoa học môi trường cần học giỏi môn gì?
Dựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành KHMT nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Sinh học, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:
- Tiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên trong vấn đề trao đổi, đọc các bài báo học thuật liên quan tới ngành học.
- Sinh học: Bộ môn quan trọng nhất khi theo đuổi ngành học này. Có tới 95% kiến thức liên quan tới môn sinh học. Ví dụ như: Quy hoạch môi trường, sinh thái môi trường đất, động học sinh thái…
- Toán học: Sinh viên sẽ phát huy khả năng tư duy, tính toán của mình thông qua môn học này và làm quen với việc xử lý các con số, dữ liệu.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Khoa học môi trường như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:
- Chuyên viên: tại các cơ sở y tế như trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các bệnh viện…
- Nhân viên, cán bộ kỹ thuật: ở các doanh nghiệp về môi trường như: Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước…
- Chuyên viên: tại vườn quốc gia, trung tâm bảo tồn thiên nhiên…
- Cán bộ kỹ thuật ở phòng/bộ phận về môi trường ở doanh nghiệp, công ty như phòng quản lý môi trường, phòng ISO, phòng vệ sinh an toàn lao động…
- Sĩ quan, chiến sĩ ở phòng cảnh sát môi trường.
- Nhân viên các tổ chức phi chính phủ (NGOs), dự án liên quan đến tài nguyên – môi trường…
- Chuyên viên: ở cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN – MT), Tổng cục Môi trường, Sở TN – MT…
- Nghiên cứu viên: ở cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như viện, trung tâm về tài nguyên và môi trường…
- Giảng viên: giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo ngành liên quan.
Mức lương dành cho người làm ngành Khoa học môi trường là bao nhiêu?
Hiện tại ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nào về mức thu nhập của một nhà khoa học môi trường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, mức lương của các nhà KHMT trên thế giới là rất cao. Cụ thể là:
- Mức lương trung bình: 69.400 USD/năm
- Top 10% mức lương cao nhất: 122.510 USD/năm
- Top 10% mức lương thấp nhất: 41.580 USD/năm
Kết luận
Ngành khoa học môi trường đã và đang nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật, môi trường vật lý xung quanh. Để từ đó, họ có thể nhận ra được đâu là vấn đề cần được quan tâm xử lý để duy trì tính cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ và cải thiện môi trường sống không chỉ của con người mà còn của cả hệ động – thực vật, vi sinh vật trên Trái Đất. Có thể nói rằng học ngành khoa học môi trường này được hình thành để bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường cho các thế hệ mai sau.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Khoa học môi trường là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-moi-truong