Bạn đang xem bài viết Ngành Giáo dục thể chất là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn là một người thích vận động và yêu các môn thể dục thể thao và muốn trở thành giáo viên thể dục hay tương lai? Đừng bỏ qua cơ hội đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất nếu câu trả lời là có nhé. Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin cũng như lưu ý quan trọng khi bạn muốn lựa chọn đăng ký vào ngành Giáo dục thể chất.
Ngành Giáo dục thể chất là gì?
Giáo dục Thể chất (tiếng Anh: Physical Education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
Đây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục Thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.
Mục tiêu của Giáo dục thể chất
- Giới thiệu cho học sinh, sinh viên những yếu tố cơ bản của việc tập thể dục sẽ dẫn đến một lối sống lành mạnh.
- Phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản của mọi người. Thúc đẩy hoạt động thể thao để tăng cường thể lực của học sinh, sinh viên qua đó phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó giáo dục thể chất còn hướng đến những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm.
Các khối thi vào ngành Giáo dục là gì?
Vì đây là một ngành năng khiếu, chính vì vậy các bạn việc thi môn năng khiếu thể dục thể thao với các tổ hợp khối T là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng có một số trường cho phép xét theo khối xét tuyển thông thường. Cụ thể như sau:
- Khối T00 (Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT)
- Khối T01 (Toán, GDCD, NK TDTT)
- Khối T02 (Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT)
- Khối T03 (Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu TDTT)
- Khối T04 (Toán, Sinh học, NK TDTT)
- Khối T05 (Ngữ văn, GDCD, Năng khiếu TDTT)
- Khối T06 (Toán, Địa lý, Năng khiếu TDTT)
- Khối T07 (Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu TDTT)
- Khối T08 (Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT)
- Khối M02 (Toán, NK2, NK3)
- Khối M03 (Ngữ văn, NK2, NK3)
- Khối C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD)
- Khối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, GDCD)
- Khối C20 (Ngữ văn, Địa lý, GDCD)
Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục thể chất là bao nhiêu?
Dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này vào các năm gần đây thì nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 18 – 28 điểm. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục thể chất còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn.
Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục thể chất?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này trên cả nước. Để học ngành Giáo dục Thể chất, bạn có thể đăng ký nguyện vọng và thi tuyển môn năng khiếu thể dục thể thao vào các trường đại học sau đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
- Đại học Tây Bắc
- Đại học Hải Phòng
Khu vực miền Trung
- Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế
- Đại học Vinh
- Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
Các chuyên ngành nào thuộc Giáo dục thể chất?
Bên cạnh việc được đào tạo kiến thức cơ sở ngành và kiến thức thức ngành thì Sinh viên ngành GDTC còn được lựa chọn 1 trong số các chuyên ngành sau:
- Chuyên ngành Bóng đá
- Chuyên ngành Bóng bàn
- Chuyên ngành Bóng chuyền
- Chuyên ngành Bóng rổ
- Chuyên ngành Bóng ném
- Chuyên ngành Cầu lông
- Chuyên ngành Đá cầu
- Chuyên ngành Quần vợt
- Chuyên ngành Bơi lội
- Chuyên ngành Điền kinh
- Chuyên ngành Thể dục
- Chuyên ngành Võ
- Chuyên ngành Cờ vua
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Đây là một chuyên ngành không quá khó, nhưng nó yêu cầu sinh viên muốn xét tuyển vào ngành này cần có sự bền bỉ và kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ để có thể gặt hái được nhiều thành công trong ngành. Ngoài ra một số tố chất khiến bạn phù hợp với ngành này như:
- Yêu thích giảng dạy
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng
- Yêu thích thể thao và các hoạt động thể thao
Học ngành Giáo dục thể chất cần học giỏi môn gì?
Có thể nói, ngành Giáo dục thể chất yêu cầu các tử sĩ cần có năng khiếu thể dục thể thao để xét tuyển ngành này. Ngoài ra một số trường tạo điều kiện cho các tử sĩ không có năng khiếu thể dục thể thao có thể xét tuyển ở khối C. Vậy nên muốn theo học ngành này đòi hỏi bạn phải bắt đầu rèn luyện năng khiếu cá nhân của mình vào những năm học cấp 3 hoặc có sở trường là các môn khối C.
Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục thể chất như thế nào?
Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn một số công việc như sau:
- Tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục thể chất.
- Giáo viên dạy môn Thể dục ở các trường từ bậc Tiểu học đến Giảng viên dạy chuyên ngành liên quan tại trường Đại học, Cao đẳng.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.
- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
Mức lương của ngành Giáo dục thể chất là bao nhiêu?
Có thể thấy hiện nay trên thị trường chưa có mức lương trung bình của ngành này do tùy thuộc vào vị trí công việc và nơi làm việc khác nhau mà dẫn đến mức lương có thể nhận được khác nhau. Ví dụ với công việc là huấn luyện viên đặc biệt cần nhiều kỹ năng và kiến thức thì mức lương dao động khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng có những vị trí có mức lương khiêm tốn hơn như giáo viên mới ra trường chỉ có mức lương trong khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.
Kết luận
Hiện nay ngành Giáo dục thể chất ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm lớn. Vậy nếu bạn yêu thích vận động, có năng khiếu thể dục thể thao thì bạn còn chần chờ gì mà không đăng ký xét tuyển ngành này. Tuy nhiên nếu hiện tại bạn chưa có bất kỳ năng khiếu thể thao nào thì cũng đừng lo lắng bởi hiện nay có nhiều trường đại học đang xét tuyển ngành này bằng các khối thông thường đấy.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Giáo dục thể chất là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-the-chat