Bạn đang xem bài viết Ngành Giáo dục công dân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Từ xưa đến nay việc giáo dục những công dân chân chính cho đất nước cũng như chủ nhân tương lai thế hệ mới luôn là một trong những điều then chốt mà ngành giáo dục Việt Nam hướng đến. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, ngành Giáo dục Công dân cũng là một lựa chọn để theo học và có cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường. Bài viết sau đây, mình xin chia sẻ một số thông tin cũng như lưu ý quan trọng khi bạn muốn lựa chọn đăng ký vào ngành GDCD.
Ngành Giáo dục công dân là gì?
Ngành Giáo dục công dân là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS, THPT.
Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
Các khối thi vào ngành Giáo dục công dân là gì?
Tùy vào sở trường của bản thân bạn có thể xem xét lựa chọn các khối thi sao cho phù hợp. Sau đây là một số tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục công dân:
- C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục công dân là bao nhiêu?
Nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 24 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn sẽ dẫn đến mức điểm chuẩn khác nhau.
Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục công dân?
Hiện nay các trường đào tạo ngành này còn khá ít. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Cần Thơ
Những tố chất nào cần có để theo học ngành Giáo dục công dân?
Để học tập tốt và thành công với lĩnh vực này, các bạn trẻ sẽ phải có được những tố chất cần thiết như:
- Yêu thích giảng dạy
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
Học ngành Giáo dục công dân cần học giỏi môn gì?
Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách luyện tập và học hỏi bạn bè thầy cô nhé. Bên cạnh đó việc học tốt môn Văn sẽ giúp kỹ năng nói và viết của bạn phát triển đáng kể. Từ đó, giúp bạn học tập và làm việc trong ngành tốt hơn.
Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục công dân như thế nào?
Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:
- Giáo viên dạy môn GDCD ở các trường từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.
- Giảng viên dạy chuyên ngành GDCD tại đại học, cao đẳng.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
- Làm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.
Mức lương của ngành Giáo dục công dân là bao nhiêu?
Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này do tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và đãi ngộ nơi làm việc của cá nhân. Nhưng nhìn chung với sinh viên mới ra trường và làm việc tại vị trí giảng dạy thì mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Mức lương sẽ được tăng hàng năm theo biên chế của nhà trường hoặc nơi làm việc.
Ngành Giáo dục công dân có vai trò như thế nào?
Kết luận
Hiện nay có thể thấy số lượng giáo viên giảng dạy ngành GDCD tại nước ta vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục trên toàn quốc. Chính vì thế, đây là một ngành học thu hút rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn ngành học này do những giá trị và ý nghĩa công việc mang lại. Chúc bạn sẽ đạt được thành công với lĩnh vực mà bản thân đã chọn lựa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Giáo dục công dân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-cong-dan