Bạn đang xem bài viết Ngành Diễn viên múa là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành diễn viên múa luôn là một trong những ngành nghệ thuật có ít người lựa chọn. Bởi nó dựa trên tài năng và sự chăm chỉ khổ luyện sau thời gian dài để người học có thể đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Do vậy trước khi lựa chọn nghề múa làm sự nghiệp trong tương lai, hãy bắt đầu với việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngành này.
Ngành Diễn viên múa là gì?
Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể, tạo nên giá trị thẩm mỹ và tính biểu tượng cao. Ngành Diễn viên múa là ngành đào tạo về kỹ năng sử dụng các cử chỉ, dáng điệu, sự chuyển động của cơ thể và có thể phối hợp với các đạo cụ để biểu diễn, tái hiện lại vở kịch, nhạc kịch hay ở một buổi đồng diễn. Diễn viên múa là người dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc cho màn trình diễn.
Sinh viên theo học ngành Diễn viên múa được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa hiện đại, đương đại, múa dân gian. Sinh viên được đào tạo trở thành một Diễn viên múa chuyên nghiệp cùng với nhiều kỹ năng xử lý tình huống trên sân khấu, người vừa có thể hoạt động độc lập vừa biết phối hợp nhóm để hoàn thiện tốt tiết mục của mình. Từ diễn viên múa chuyên nghiệp, người học có thể chuyển hướng sang biên đạo múa, huấn luyện múa, nhảy ở các đơn vị trong lĩnh vực này.
Các khối thi vào ngành Diễn viên múa là gì?
Ngành Diễn viên múa là một ngành đặc thù nên nếu bạn muốn thi vào ngành này cần tìm hiểu các môn năng khiếu và tiêu chuẩn hình thức, điều kiện cơ thể (độ mềm, độ dẻo của tay chân và cơ thể) và lịch thi năng khiếu cụ thể của những trường bạn quan tâm.
Điểm chuẩn ngành Diễn viên múa là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Diễn viên múa ngoài căn cứ vào điểm thi THPT kết hợp với phần thi năng khiếu âm nhạc và phần thi chuyên môn về múa. Người học muốn thi tuyển, xét tuyển vào ngành này trước hết phải vượt qua vòng sơ tuyển năng khiếu, chuyên môn và hình thức. Cụ thể như sau:
Vòng sơ tuyển:
- Năng khiếu âm nhạc
- Thực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.
- Năng khiếu chuyên môn, hình thức: thí sinh thể hiện năng lực múa, điều kiện cơ thể (độ mềm, dẻo của tay, chân, cơ thể), kiểm tra hình thể phù hợp đào tạo diễn viên múa và phát triển thể lực trong quá trình đào tạo.
Vòng chung tuyển:
- Trình bày một bài múa theo đề thi, bài múa không sử dụng quá 2 diễn viên múa và thí sinh phải trực tiếp tham gia thể hiện.
- Biên tập và múa bài huấn luyện múa cổ điển hoặc Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam theo đề thi.
- Nhà trường xét điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Các trường nào đào tạo ngành Diễn viên múa?
Dưới đây là các trường trên cả nước đào tạo chuyên ngành Diễn viên múa để đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường việc làm, có thể kể đến như:
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
- Cao đẳng Múa Việt Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để học tập tốt và phát triển trong ngành Diễn viên múa, ngoài tài năng và khả năng múa vốn có thì bạn cần đảm bảo những yếu tố và kỹ năng sau:
- Chăm chỉ rèn luyện, luôn cố gắng học hỏi, đổi mới tư duy sáng tạo
- Có sự đồng cảm, thấu cảm nghệ thuật cao và biết cách hòa mình vào vai diễn
- Có kỹ năng múa chuyên nghiệp, hình thể dẻo dai
- Có năng lực cảm thụ âm nhạc và hình ảnh để phối hợp nhịp nhàng
- Có khả năng tưởng tượng
- Tự tin và giao tiếp tốt trước khán giả, nơi đông người
- Có kỹ năng trình diễn trên sân khấu, tự tin trình diễn, biểu diễn
- Tỉ mỉ, cẩn thận trong hoạt động diễn xuất
- Yêu nghề, sẵn sàng đi công tác xa
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực trong việc
Cơ hội việc làm của ngành Diễn viên múa?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm tại các vị trí cá nhân và đoàn thể liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, đó là:
- Làm việc tại các nhà hát lớn, các nhà văn hóa trung ương, địa phương
- Làm việc tại phòng văn phòng văn hóa của các Sở ban ngành, tỉnh, huyện
- Trở thành diễn viên múa tự do và thành lập nhóm múa tự do
- Gia nhập các đoàn múa, các đơn vị truyền thông, tổ chức sự kiện
- Tham gia vào biên chế các đơn vị nghệ thuật của nhà nước đi lưu diễn tại các chương trình nghệ thuật hoặc nước ngoài
- Tham gia vai trò tổ chức sự kiện, giám sát công tác tổ chức, hoàn thiện các vị trí biểu diễn, đảm nhận và hỗ trợ biểu diễn trên sân khấu
- Trở thành giảng viên múa chuyên nghiệp
Mức lương dành cho người làm ngành Diễn viên múa?
Đối với người làm nghệ thuật, không chỉ đơn giản là theo đuổi vì đam mê mà bên cạnh đó họ còn phải nhận được quyền lợi cũng như mức lương phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Mức lương dành cho các diễn viên mùa được tính tùy theo tính chất công việc và địa điểm làm việc, thường thì sẽ dao động từ 3 – 15 triệu/tháng. Đối với những diễn viên múa làm việc ở các nhà hát kịch thì mức lương sẽ cao hơn, còn những diễn viên múa làm thêm ngoài giờ thì sẽ tùy vào nơi làm việc.
Các tiêu chí khi tuyển dụng Ngành Diễn viên múa
- Tài năng của bản thân: Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có tài năng. Và đây cũng sẽ là lợi thế của bạn khi ứng tuyển vào vị trí diễn viên múa
- Có đam mê với nghề: Chỉ khi có đam mê với nghề thì bạn mới có đủ động lực và sự cống hiến hết mình dành cho nó. Ngoài ra, bạn phải thật sự kiên trì và cố gắng rất nhiều thì mới có thể bước đến vị trí chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, vì nghề này mang tính tập thể cao nên cần sự hòa đồng, đoàn kết.
- Có bằng cấp, trình độ nghề: Bằng cấp dành vị trí này phải tốt nghiệp từ các khoa múa thuộc các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật hay chứng chỉ từ các trung tâm nghệ thuật. Còn với những diễn viên có tố chất và kinh nghiệm biểu diễn lâu năm vẫn có cơ hội được ứng tuyển.
Review
Diễn viên múa là ngành khắt khe, đòi hỏi sự khổ luyện cao nên nó cũng yêu cầu ở người học những tố chất riêng biệt. Nhưng đáp lại những điều đó, sẽ có ngày những diễn viên múa được đứng dưới ánh hào quang sân khấu, trước sự cổ vũ, tán thưởng của khán giả. Vì vậy cho dù áp lực tập luyện cho tới đâu, nếu bạn đam mê ngành này thì hãy luôn sống với đam mê của mình, nỗ lực không ngừng để đi hết con đường mình đã chọn.Hãy cứ theo đuổi đam mê đi rồi thành công sẽ theo đuổi bạn. Chúc bạn đưa ra được quyết định phù hợp với bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Diễn viên múa là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-dien-vien-mua