Bạn đang xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí được xem là ngành chủ chốt. Bởi tất cả các loại máy móc đều được hoạt động dưới bàn tay vận hành của các kỹ sư. Vậy bạn đã biết ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là học gì? Để đi giải đáp cho câu hỏi này và một số thông tin hữu ích khác chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Công nghệ kỹ thuật cơ khí (tiếng Anh: Mechanical Engineering) là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Việc này nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay, phương tiện giao thông,… Đây là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc.
Các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Mã ngành 7510201.
Để theo học ngành này bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
- A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
- B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ Văn – Toán học – Vật Lý
- D01: Ngữ Văn – Toán Học – Tiếng Anh
- D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
Nhiều trường cũng có một số lựa chọn thay thế phù hợp khác như:
- A02: Toán học – Vật lý – Sinh học
- A04: Toán học – Vật Lý – Địa lý
- A09: Toán học – Địa lý – GDCD
- A10: Toán học – Vật Lý – GDCD
- A16: Toán học – KHTN – Ngữ Văn
- B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa lý
- C14: Ngữ Văn – Toán học – GDCD
- D90: Toán học – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là bao nhiêu?
Theo thông tin tìm hiểu, mức điểm chuẩn của ngành này tại một số cơ sở đào tạo trên cả nước dao động từ 15 đến 26 điểm tùy vào hình thức xét tuyển của từng trường.
Các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí?
Hệ đại học
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Thái Bình
- Đại học Thủy Lợi
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Điện lực
- Đại học Xây dựng
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học Việt Bắc
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Phạm Văn Đồng
- Đại học Công nghiệp Vinh
- Đại học Nông lâm Huế
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TPHCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Giao thông vận tải TPHCM
- Đại học Nông lâm TPHCM
- Đại học Việt Đức
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Cửu Long
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Trà Vinh
Hệ cao đẳng
- Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc
- Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
- Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
- Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex
- Cao đẳng Cơ khí luyện kim
- Cao đẳng Công nghệ Hà Nội
- Cao đẳng nghề Kiên Giang
- Cao đẳng Công thương TP HCM
- Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
- Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại
- Cao đẳng Công nghiệp In Hà Nội
- Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội
Các chuyên ngành thuộc ngành học này là gì?
Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí bao gồm:
- Chuyên ngành cơ khí động lực: là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực và sẽ liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.
- Cơ khí chế tạo máy: là ngành tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như máy móc và thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay,…
- Cơ khí nông nghiệp và cơ khí thực phẩm: tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, giải đáp và phản hồi các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí và cơ khí thực phẩm,..
Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí?
Để trở thành sinh viên trong lĩnh vực này, bạn cần có đầy đủ những yếu tố sau:
- Nắm vững các ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Nhật là lợi thế rất lớn đối với ngành này.
- Thường xuyên học tập, trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng trả lời phỏng vấn.
- Có thái độ nghiêm túc trong công việc.
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp tốt.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có khả năng nghiên cứu, đánh giá; khả năng tư duy, sáng tạo.
- Cần cù, chịu khó, tỉ mỉ trong công việc.
Cơ hội việc làm của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận công việc như: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, hay chuyên viên tư vấn, thiết kế, sửa chữa máy móc,… Cụ thể như sau:
- Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
- Quản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
- Cán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
- Vẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.
- Lập trình gia công máy CNC.
- Chuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
- Chuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.
Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Sau khi sinh viên ra trường ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí thì có thể nhận mức lương là 6 – 8 triệu/tháng. Đối với các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, mức thu nhập có thể từ 10 đến 17 triệu/tháng. Nếu bạn làm việc tại các công ty nước ngoài quản lý, thành thạo ngoại ngữ, có các chứng chỉ ngành nghề liên quan, có kinh nghiệm đầy đủ thì mức lương của kỹ sư cơ khí tại có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng vào khoảng vài chục triệu VNĐ).
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin định hướng quan trọng về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ cho mùa tuyển sinh tiếp theo. Hy vọng phần nào hữu ích trong việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề của các bạn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.