Bạn đang xem bài viết Nấm da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, cách điều trị bệnh nấm da tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nấm da ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những dấu hiệu bệnh nấm da ở trẻ và cách xử lý kịp thời, giúp điều trị hiệu quả hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nấm da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là do vi nấm gây ra, dẫn đến nấm toàn thân, nấm da đầu,…, thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi, đôi khi xảy ra ở người lớn và trẻ sơ sinh.
Bệnh nấm da chỉ tấn công ngoài da và không ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như những loại bệnh nấm khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da, như bị lây nhiễm từ người bị nhiễm, vật nuôi hoặc bị lây từ các đồ vật có nhiễm nấm như áo, tã, mũ,… Ngoài ra trẻ còn có thể mắc nấm da nếu mặc quần áo ẩm ướt, không thoát mồ hôi,…
Dấu hiệu nhận biết nấm da ở trẻ sơ sinh
Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mông và bẹn của bé:
- Trên da xuất hiện nhiều vòng tròn đỏ, đường kính trung bình 6mm, những vòng tròn có thể lớn hơn và đường kính khoảng 2,5cm.
- Những vòng tròn bị nấm này sẽ có đường viền màu đậm, gồ lên so với bề mặt da, vòng tròn bên trong màu hồng, đỏ nhạt.
Vùng nấm sẽ xuất hiện đầu tiên ở vùng mông, bẹn, có thể lan ra đến giữa mông và đùi, sau đó lên đến vùng hông và lưng. Nấm da khiến trẻ sơ sinh khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
Nấm da ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở vùng đầu, da đầu sẽ bị sưng tấy, ban đỏ, mụn mủ và có vết phồng rộp trên da, rất dễ nhầm lẫn với gàu.
Điều trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh
Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bị nấm da, bạn hãy đưa trẻ đến đến bác sĩ để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ soi da và đưa ra chẩn đoán chính xác, và chỉ định loại thuốc bôi phù hợp.
Thuốc dùng điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh sẽ bôi 1 – 2 lần/ngày, dùng trong 3 – 4 tuần. Những trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định các thuốc có liều lượng mạnh hơn, đôi lúc còn có thể dùng thuốc trị nấm đường uống. Những trẻ bị nấm da đầu thì bác sĩ sẽ dùng thêm dầu gội với thời gian dài hơn từ 6 – 8 tuần.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng làn da mỏng manh của bé bị kích ứng thì ba mẹ nên bôi 1 lớp mỏng lên da con để xem trẻ có bị kích ứng không. Nếu có hãy lên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn nhé!
Phòng ngừa bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách thay tã, áo quần, tránh cho bé bị ẩm ướt.
- Những ngày nóng trẻ dễ chảy nhiều mồ hôi thì nên thường xuyên thay quần áo cho trẻ và mặc các quần áo dễ thoát mồ hôi.
- Tránh tắm nước nóng cho trẻ quá lâu.
- Bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để phòng ngừa khô da, bôi khoảng 3 lần/ngày sau khi tắm xong.
- Chọn nước giặt, nước xả phù hợp với làn da trẻ sơ sinh.
- Thường xuyên giặt và vệ sinh chăn ga gối đệm cho trẻ.
- Nên chọn các loại tã giấy hoặc loại tã có khả năng thấm hút và chống tràn tốt để da trẻ không bị hăm, luôn được khô thoáng.
- Phòng ngừa hăm tã cho trẻ bằng cách sử dụng kem chống hăm có chứa kẽm oxit.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vinmec
Trên đây là thông tin về nấm da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, cách điều trị bệnh nấm da mà Neu-edutop.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nấm da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, cách điều trị bệnh nấm da tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.