NaHCO3→ Na2CO3 + CO2 + H2O được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phản ứng nhiệt phân NaHCO3 ra Na2CO3, kèm theo câu hỏi bài tập vận dụng liên quan. Giúp củng cố nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng nhiệt phân NaHCO3
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra phản ứng nhiệt phân NaHCO3
Nhiệt độ cao.
3. Tính chất hóa học của NaHCO3
NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2
3.1 Nhiệt phân tạo thành muối và giải phóng CO2
2NaHCO3 → Na2CO3 +CO2↑ + H2O
3.2. Thủy phân tạo thành môi trường Bazơ yếu
NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
3.3. Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước
Tác dụng với Axit Sunfuric:
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4+ 2H2O + 2CO2
Tác dụng với axit Clohiric:
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
3.4. Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
Tác dụng với Ca(OH)2:
NaHCO3+ Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O.
Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng:
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
Tác dụng với NaOH:
NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là:
A. Na2CO3, CO2, H2O.
B. Na2O, CO2, H2O.
C. NaOH, CO2, H2O
D. NaOH, CO2, H2.
Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam NaHCO3, thu được m gam Na2CO3. Giá trị của m là
A. 21,2.
B. 12,4.
C. 13,2.
D. 10,6.
Theo PTHH: nNa2CO3 = 0,5.nNaHCO3 = 0,5(16,8/84) = 0,1 mol
=> m = mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 gam
Câu 3. Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi
A. tác dụng với CO2
B. tác dụng với axit
C. đun nóng
D. tác dụng với kiềm
Đun nóng NaHCO3: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
NaHCO3 tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 4. Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH?
A. NH4Cl.
B. KCl.
C. Na2CO3.
D. HCl.
Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
nNa2CO3 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol);
nNaHCO3 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)
Khi nhỏ từ từ H+ vào dd hỗn hợp CO32- và HCO3– xảy ra phản ứng:
H+ + CO32- → HCO3– (1)
H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)
=> nCO2 (2) = ∑nH+ – nCO32- = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol)
Câu 6. Thực hiện thí nghiệm sau: cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra:
A. Không có hiện tượng gì
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra
C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra
D. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
Câu 7. Phản ứng nhiệt phân muối nitrat nào sau đây sai:
A. NH4NO3 N2O + 2H2O
B. 2NaNO3 2NaNO2 + O2
C. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
D. 2Fe(NO3)2 2FeO + 4NO2 + O2
Câu 8. Nung 33,6g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được 2,24 lit khí oxi (đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là:
A. 12 g
B. 24 g
C. 34 g
D. 46 g
⇒ mchất rắn = 33,6 – 21,6 = 12 gam)
Câu 9. Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và KHCO3 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M, khuấy đều phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 448,0
B. 268,8
C. 191,2
D. 336,0
nNa2CO3: nNaHCO3 = 0,2 : 0,1 = 2 : 1 = 2x : x
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
HCO3– + H+ →CO2 + H2O
Từ phương trình ta có: nHCl= 2.nCO32-+ nHCO3- = 4x + x = 0,02 => x = 0,004 mol
=> nCO2= nCO32- + nHCO3- = 2x + x = 0,012 mol => V = 0,2688 lít = 268,8 ml