NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl được Neu-edutop.edu.vn biên soạn là phương trình điều chế axit clohiric, khi cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với axit sunfuric đặc ở nhiệt độ thích hợp tạo ra muối NaHSO4. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo dưới đây.
1. Phương trình phản ứng NaCl ra HCl
NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl
2. Điều kiện phản ứng H2SO4 ra HCl
Nhiệt độ < 250oC
3. Cách tiến hành phản ứng NaCl tác dụng H2SO4 đặc
Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4đặc và đun nóng
4. Tính chất hóa học của NaCl
Khác với các muối khác, NaCl không phản ứng với kim loại, axit, bazơ ở điều kiện thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓
Ở trạng thái rắn, NaCl phản ứng với H2SO4 đậm đặc (phản ứng sản xuất HCl, nhưng hiện nay rất ít dùng vì phương pháp tạo ra nhiều khí độc hại, gây nguy hiểm tới hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường).
NaCl + H2SO4 → NaHSO4+ HCl
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khí hidro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. H2SO4 đặc.
C. NaOH đặc
D. H2O.
NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4+ HCl
Câu 2. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch H2SO4loãng
A. Cu, NaOH, KCl
B. Fe, KOH, BaCl2
C. Ag, NaOH, NaCl
D. Mg, KOH, SO2
B. Fe, KOH, BaCl2
Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2
2KOH + H2SO4→ K2SO4 + 2H2O
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 + 2HCl
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 2,55 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,24 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52
B. 10,27
C. 12,35
D. 12,15
Bảo toàn khối lượng: 2,55 + 0,1.98 = m + 0,1.2
m = 12,15 gam
Câu 4. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2S + H2SO4 (đặc, nóng) → H2S + 2SO2
B. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
C. H2S + O2 thiếu→ 2S + 2H2O
D. 2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 (đặc, nóng)→ 2H2O + 3SO2
Chú ý C và D đều đúng vì ở đây đã có điều kiện khi oxi thiếu và khi oxi dư thì sẽ có sản phẩm tạo ra tương ứng như trong phương trình phản ứng.
Câu 5. Để điều chế HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp:
A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.
B. phương pháp tổng hợp.
C. phương pháp sunfat.
D. phương pháp khác.
B. phương pháp tổng hợp.
Câu 6. Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
A. H2 + Cl2 → HCl.
B. AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3
C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.
D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4+ HCl.
NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.
Câu 7. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Mg
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu ↓
Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Không dùng Mg vì có phản ứng:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓
Sau phản ứng có dd MgSO4 tạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
Câu 8. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?
A. H2SO4 tan tốt trong nước
B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.
C. H2SO4 có tính axit mạnh.
D. H2SO4đặc có tính háo nước.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Axit sunfuric loãng có tính chất chung của axit mạnh.
B. Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh và hấp thụ nước mạnh.
C. Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước.
D. Phải rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
Câu 11. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 12. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.
B. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.
C. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
D. dung dịch trong suốt.
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan