Bạn đang xem bài viết Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành luật sẽ giúp sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức và đào tạo kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội mà có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Nhiều bạn trẻ đang rất quan tâm tìm hiểu đến ngành luật hơn về kiến thức được đào tạo, gồm những chuyên ngành nào cũng như các vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi ra trường và mức lương… để định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Muốn biết học luật cần giỏi môn gì? Hãy tham khảo những thông tin được Reviewedu.net tổng hợp sau đây.
Ngành Luật là gì?
Ngành luật là ngành học chuyên đào tạo cho người học những kiến thức về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc đời sống xã hội nhất định. Tùy theo mỗi chuyên ngành đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể đó trong hệ thống pháp luật.
Học Luật cần giỏi môn gì?
Để bản thân có thể xác định mong muốn và yêu thích ngành luật như thế nào, các bạn trước tiên phải tìm hiể học luật cần giỏi môn gì? Học những ngành nào? Cụ thể như sau:
Học sinh theo học luật nên lựa chọn khối ngành nào?
Không gò bó ở các khối xã hội mà hiện nay ngành luật đã ưu tiên xét tuyển ở nhiều khối tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn. Cụ thể, ngành luật sẽ học ở các khối như sau:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học.
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
- Khối C00: Văn, Sử Địa.
- Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh.
- Khối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp.
- Khối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật.
Ngoài ra, ngành Luật học khối nào còn phụ thuộc vào từng trường mà thí sinh đăng ký và sẽ có sự xét tuyển khác nhau ở mỗi khối.
Các môn học đại cương
Một số môn học đại cương mà sinh viên ngành Luật cần học giỏi như sau:
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tin học văn phòng.
- Các môn Giáo dục thể chất.
- Giáo dục Quốc phòng.
Các môn học chuyên ngành
Ngoài các môn học đại cương, sinh viên ngành Luật còn được tham gia các môn học chuyên ngành như:
- Các môn cơ sở của khối ngành: Kiến thức bắt buộc (Lịch sử nhà nước và pháp luật, Lý luận nhà nước và pháp luật, Xây dựng văn bản pháp luật, Logic học) cộng với các môn học tự chọn khác.
- Các môn cơ sở ngành: Các môn kiến thức bắt buộc ( Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hiến pháp 1 – 2, Luật Hành chính, Tư pháp quốc tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Lao động) cùng với các kiến thức tự chọn.
- Các môn học ngành và chuyên ngành: Kiến thức bắt buộc ( Luật Đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Thương mại 1 – 1, Luật Hợp đồng thương mại quốc tế,…) cùng các kiến thức tự chọn khác.
Khi theo học ngành Luật thì cần có những tính cách như thế nào?
Vậy bạn từng hỏi liệu mình có tính cách phù hợp với ngành luật hay không? Thì dưới đây là một trong những tính cách dưới đây sẽ cho bạn thấy mình phù hợp với ngành luật:
Bạn là người hay hòa giải cho các cuộc tranh luận
Bạn có từng là người thường xuyên giúp mọi người làm hòa với nhau? Điều đó nói lên phẩm chất luật sư có trong con người của bạn đấy, có thể bạn thường thấy rằng luật sư thì thường cãi cọ nhưng bạn không biết rằng, họ đang hướng đến một sự đồng thuận lẫn nhau. Và khi ở cương vị của một người luật sư, trong nhiều trường hợp bạn sẽ giúp đỡ họ đồng thuận, hòa giải với nhau.
Tính nghiêm túc trong công việc
Nếu bạn khá chỉn chu và nghiêm túc thì rất phù hợp với công việc này, đây là một đức tính giúp bạn nắm rõ vấn đề và giải quyết chúng một cách cẩn thận. Nghiêm túc cũng để cho khách hàng thấy rằng bạn là người bản lĩnh và có thể giúp đỡ khi họ dính vào rắc rối liên quan đến pháp luật.
Có tài thuyết phục
Khi đưa ra những luận điểm thì bạn cũng cần người khác tiếp nhận và có sự thuyết phục với ý kiến đó. Bạn có thể kiểm chứng thông qua những buổi thuyết trình hay đưa ra quan điểm trong những buổi họp. Những gì bạn nói sẽ được mọi người kiểm chứng.
Ưu điểm của sinh viên khi theo học ngành Luật
Được trang bị những kỹ năng cần thiết
Khi theo học ngành luật chắc chắn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết như: kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng trình bày, thuyết phục giao tiếp, kỹ năng viết… Sau tốt nghiệp thì sẽ phần nào cải thiện được rõ rệt các kỹ năng này.
Có thể áp dụng trong mọi công việc
Việc hiểu biết pháp luật sẽ giúp bạn vận dụng trong cuộc sống và công việc. Hiện tại chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại 4.0 với các quy tắc và luật pháp ngày một hoàn chỉnh và nghiêm ngặt hơn.
Có cái nhìn khách quan, công bằng và trung thực
Môi trường luật học sẽ giúp người học có nhiều niềm tin vào luật pháp, lẽ phải và sự công bằng. Từ đó người học sẽ có được cái nhìn toàn diện và khách quan nhất. Với sự dẫn dắt của thầy cô giáo sinh viên sẽ có đủ bản lĩnh để tìm kiếm sự công bằng và trung thực trong xã hội hiện nay.
Bảo vệ bản thân và những người xung quanh
Khi theo học ngành luật, bạn sẽ học kiến thức về pháp luật và bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn nhất về những điều nên làm và không nên làm, những điều đúng hay trái pháp luật. Đồng thời, cũng hiểu được các việc làm đó thuộc phạm trù nặng hay nhẹ, mức phạt, cảnh cáo như thế nào…Từ đó bạn sẽ bảo vệ được bản thân và những người thân trong gia đình không phạm phải những sai lầm không đáng có.
Những khó khăn khi sinh viên khi theo học ngành Luật
Bên cạnh những ưu điểm khi học ngành luật thì cũng sẽ có những nhược điểm đối với ngành này như dưới đây:
Thời gian học ngay cả sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành luật học có thời gian học chương trình đại học là 4 năm và có thể học thêm các chương trình cao học, thạc sỹ, tiến sỹ…. để tiến xa hơn. Hiện nay, trong bộ luật nhà nước bao gồm hàng trăm hàng nghìn văn bản pháp lý. Không những thế chúng không hoàn toàn cố định mà sẽ luôn được sửa đổi và bổ sung trong quá trình vận hành để phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội, đất nước.
Phải có đam mê mới theo học ngành luật
Ở năm cuối cấp các bạn được hướng dẫn định hướng nghề nghiệp rất kỹ lưỡng. Bất cứ ngành nghề nào, nếu bạn muốn đi đến thành công cũng cần có những nỗ lực, đam mê và gắn bó. Nếu bạn quyết định chọn học luật theo theo xu hướng của xã hội, định hướng của gia đình và bạn bè, vì ngành luật có thu nhập cao,… rất khó để bạn có thể đi xa và gắn bó lâu dài với ngành nghề này. Các kiến thức pháp luật được nhiều người nhận định là khô khan. Vậy nên nếu không yêu thích và đam mê, bạn không kiên trì để đối mặt khó khăn dẫn đến chán nản, và không thể mang lại hiệu quả sau này.
Luật là ngành có áp lực cao
Ngành nào cũng có những khó khăn, áp lực nhất định. Nhưng riêng đối với ngành luật áp lực cạnh tranh trong ngành và cả áp lực bị đào thải cực kỳ cao. Điều này được đánh giá là một trong những khó khăn lớn nhất khi học ngành luật mà nhiều người phải dè chừng.
Học ngành Luật nên học ở đâu?
Tại Việt Nam có khoảng 18 trường chuyên đào tạo ngành Luật. Trong đó phía Nam có 9 cơ sở và phía Bắc 9 cơ sở.
Tại miền Bắc
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Tòa án
- Đại học Công đoàn
- Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội
Tại miền Nam
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
Tại Miền Trung
- Trường Đại Học Luật Huế
- Khoa Luật trường Đại Học Vinh
- Một số trường đào tạo ngành luật uy tín khác
Ngoài các trường đào tạo ngành Luật được liệt kê trên thì nước ta còn có nhiều ngôi trường khác đào tạo ngành Luật
- Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Công đoàn
Mức thu nhập của sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?
Thu nhập ở các vị trí luật sư tại các công ty luật trung bình sẽ giao động khoảng 4-6 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường. Khi đã có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Khi có nhiều 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ lên đến hơn 15 triệu hoặc hơn tùy vào năng lực.
Kết luận
Qua những thông tin trên, các bạn có thể phần nào hiểu được học luật cần giỏi môn gì. Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chính xác và chặt chẽ hơn, điều này dẫn đến lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường… Do đó nguồn nhân lực cần cho ngành luật cũng tăng lên đáng kể và thu hút nhiều học sinh sinh viên.
Xem thêm:
Đi học Đại học cần mang theo những gì? Những vật dụng cần thiết dành cho sinh viên
Học ngành Quản trị Kinh doanh ra trường làm gì? Học Quản trị Kinh doanh ở đâu là tốt nhất
Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? Mục đích và thời gian xây dựng của bia tiến sĩ
Bao nhiêu điểm thì đậu tốt nghiệp THPT? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT chính xác nhất
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/hoc-luat-can-gioi-mon-gi