Bạn đang lo lắng vì hiện tượng viêm tai giữa của trẻ? Hãy để Neu-edutop.edu.vn mách bạn cách phòng bệnh viêm tai giữa khi cho trẻ đi bơi vào mùa hè.
Vào mùa hè, các gia đình thường sẽ cho trẻ đi học bơi để nâng cao sức khỏe cũng như giúp đỡ cho sự phát triển của con. Tuy nhiên, khi bơi, trẻ có thể gặp nhiều trường hợp xấu khác nhau. Trong đó, viêm tai giữa là một tình trạng trẻ dễ gặp phải khi bơi, có thể gây nên những sự khó chịu cho trẻ. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn cách phòng bệnh viêm tai giữa của trẻ khi bơi.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Nguyên nhân phổ biến nhất khi bị viêm tai giữa là bơi ngụp lặn trong nước, cho dù môi trường là sạch hay bẩn thì vẫn chứa nhiều vi khuẩn gây hại xâm nhập vào tai. Đặc biệt là những nơi đông người như hồ bơi, có thể chứa các dịch đờm, chất dãi,… không an toàn cho trẻ khi bơi.
Ngoài ra, nếu bơi ở sông, suối hoặc hồ thì môi trường lại chứa vô số các loại vi khuẩn từ tốt đến xấu có thể xâm nhập qua đường tai, mũi, họng và gây bệnh. Nếu như không được điều trị, bệnh viêm tai giữa có thể trở nặng thành thủng màng nhĩ, viêm xương chùm mãn tính,…vô cùng nguy hiểm.
Ngoài nguyên nhân là tiếp xúc quá lâu trong nước, thì một số nguyên nhân nhỏ khác cũng có thể gây viêm tai giữa như thời tiết nóng, ẩm, vệ sinh tai bằng các dụng cụ cứng, bị viêm mũi họng nhưng không điều trị đúng cách.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ
Chọn điểm bơi an toàn, sạch sẽ
Tuy nước sạch vẫn có nguy cơ khiến trẻ bị viêm tai nhưng lựa chọn những điểm bơi an toàn, ít người, nước luôn được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ vẫn giúp giảm tình trạng vi khuẩn gây hại xâm nhập vào tai trẻ hơn. Không nên lựa chọn sông, hồ, hoặc các điểm bơi tù đọng, đông người, không sạch sẽ.
Chuẩn bị và vệ sinh tai đúng cách trước và trong khi bơi
Trước khi bơi, bạn nên kiểm tra và vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ trước khi xuống nước, tránh trường hợp nước đọng trong tai, gây bít tắc, khiến viêm tai ngoài dẫn đến viêm tai giữa.
Nên trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như nón bơi, nút bịt tai,…và giáo dục trẻ về vấn đề giữ gìn vệ sinh nguồn nước khi bơi.
Tránh để tình trạng sặc nước khi bơi, để nước không xâm nhập vào tai, mũi hoặc họng. Trường hợp nước vào mũi, nên bịt nhẹ 1 bên và xì nhẹ bên còn lại để nước thoát ra ngoài. Không nên bịt cả 2 bên vì nước sẽ đi theo vào tai và gây viêm tai giữa.
Trường hợp nước xâm nhập vào tai, thì nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau để tạo thành một đường thẳng giúp nước dễ dàng thoát ra ngoài.
Vệ sinh tai và cơ thể đúng cách sau khi bơi
Sau khi bơi xong, trẻ nên xì mũi nhẹ và nhảy lò cò để nước từ trong lỗ tai thoát ra ngoài, không ngoáy mạnh lỗ tai vì có thể gây nguy cơ xước ống tai và làm nhiễm trùng tai.
Tắm lại cơ thể với nước sạch cùng với xà phòng, lau khô tai và sử dụng thuốc nhỏ mắt cũng như súc miệng với nước muối để cơ thể hoàn toàn sạch sẽ.
Kiểm soát thời gian bơi của trẻ: Các trẻ dưới 5 tuổi nên bơi trong vòng 30 phút và các trẻ trên 5 tuổi chỉ nên bơi trong khoảng 60 phút.
Không sử dụng các dụng cụ vệ sinh không sạch sẽ để ngoáy tai cho trẻ. Chỉ sử dụng tăm bông để ngoài tai trẻ nhằm hút nước, không đưa sâu vào vì có thể khiến cho các tác nhân gây bệnh tiến sâu hơn vào tai.
Lời khuyên của bác sĩ
Các bậc phụ huynh nên lưu ý quan sát tình trạng của con sau khi bơi, nếu trẻ có những dấu hiệu như ngứa ngày tai, chảy dịch vàng, sờ vào thấy đau,… nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời. Vào thời điểm này, trẻ không được đi bơi cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh viêm tai giữa cần phải được điều trị nhanh chóng, kịp thời, đúng phương pháp và dứt điểm để tránh các chuyển biến xấu về sau.
Những trẻ từng bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng nên hạn chế việc đi bơi để tránh trường hợp tái phát bệnh và nghiêm trọng hơn. Lựa chọn các địa điểm bơi an toàn, sạch sẽ, và ít người.
Bài viết trên là những thông tin về các cách phòng chống bệnh viêm tai giữa của trẻ khi bơi. Mong bài viết hữu ích và đừng quên theo dõi Neu-edutop.edu.vn để có thêm kiến thức nữa nhé!
Nguồn: Theo báo Sức khỏe và Đời sống
Mua sữa bột các loại cho bé tại Neu-edutop.edu.vn:
Neu-edutop.edu.vn