Bạn đang xem bài viết Một bộ trà cụ gồm những gì? Khám phá bộ dụng cụ pha trà đạo cơ bản tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một tách trà ấm nóng trong một không gian yên tĩnh là một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu tại các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Thông qua việc uống trà, người pha chế trà có thể học cách rèn luyện tính nhẫn nại và tu dưỡng bản thân. Hôm nay mời bạn cùng khám phá nét đẹp của nghệ thuật thưởng trà qua bài viết “Một bộ trà cụ gồm những gì? Khám phá bộ dụng cụ pha trà đạo cơ bản” của Neu-edutop.edu.vn nhé!
Một bộ trà cụ gồm những gì?
Từ lâu, nghệ thuật thưởng trà đã là một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân phương Đông. Thưởng trà hay còn gọi là trà đạo là kiểu uống trà trong một không gian tĩnh lặng, thả tâm hồn mình ở trạng thái thư thái nhất, tập trung vào tách trà thơm ngon và tâm đạo khi uống trà, pha chế một ấm trà như một người nghệ nhân, đẹp mắt và trau chuốt, tỉ mỉ. Thông qua việc uống trà đàm đạo, nét văn hóa riêng của mỗi quốc gia phương Đông sẽ được quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế.
Để thưởng thức một tách trà chất lượng trong một buổi đàm đạo thì trà ngon, nước ngon, cách pha chế là một trong những yếu tố quan trọng nhưng bên cạnh đó, để có một buổi thưởng trà chuyên nghiệp thì bạn không thể thiếu bộ trà cụ hay còn gọi là dụng cụ uống trà. Một bộ trà cụ sẽ bao gồm rất nhiều chi tiết như ấm trà, chén trà, lọc trà, cái kháo trà, khay trà, hộp đựng trà, bộ dụng cụ gắp, bình đun nước và cả khăn lau bàn.
Dù bạn là người thưởng trà theo phong cách nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì bộ trà cụ là điều cần thiết nhưng cũng không cần quá đầy đủ từng chi tiết, cầu kì và cứng nhắc.
Khám phá bộ dụng cụ pha trà đạo cơ bản
Ấm trà
Với những ai yêu thích uống trà thì không thể không biết đến dụng cụ không thể thiếu trong những buổi thưởng trà đàm đạo chính là ấm trà.
Có rất nhiều loại ấm trà được làm từ những chất liệu khác nhau như ấm đất, ấm tử sa, ấm sành, ấm sứ, ấm thủy tinh,…Với ấm sành, ấm sứ bạn nên dùng để hãm các loại trà nhẹ nhàng, thanh nhiệt như trà xanh, bạch trà,… Còn các ấm như ấm đất, ấm tử sa thì sẽ phù hợp hơn với các trà đã được lên men như hồng trà, trà đen, trà ô long,…
Ấm đất tử sa là một trong bốn quốc bảo được bảo tồn cho đến tận ngày nay của Trung Quốc vì thế ấm trà tử sa được giới nghệ thuật thưởng trà đánh giá rất cao và đầy sự ngưỡng mộ với một chén trà ngon, chất lượng được hãm từ ấm đất tử sa.
Ấm trà tốt là loại ấm có vỏ thật cứng, ít thẩm thấu, khi gõ nhẹ có âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng, nắp ấm phải thật kín để giữ nguyên vẹn hương vị của trà và không cho nước chảy ra ngoài khi nghiêng ấm rót trà.
Tùy theo số người cùng uống trà mà bạn có thể chọn mua ấm có kích cỡ tương thích, tránh xảy ra trường hợp thiếu trà hoặc dư trà. Mỗi người hai tách trà là phù hợp cho mỗi lần hãm trà.
Chén trà
Để có một bữa thưởng trà ngon thì không thể chỉ có một ấm trà không, mà còn phải có các chén trà. Ngày xưa, bộ ấm chén thường chia thành 4 loại khác nhau tương xứng cho cả 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Sau này, thời đại phát triển, tùy theo sở thích, khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp nhé.
Thông thường một bộ trà cụ sẽ có chén tống và chén quân, số lượng tùy theo phong tục của mỗi quốc gia.
Chén tống
Chén tống có dung tích lớn tương đương với ấm trà, thường làm bằng gốm hoặc thủy tinh, dùng để lấy nước từ ấm trà sau mỗi lần hãm trà trước khi chia cho các chén nhỏ, là dụng cụ cần thiết để bạn có thể quan sát màu sắc của trà, lọc các cặn trà và giảm nhiệt độ của trà một cách dễ dàng.
Mẹo hay
Với các loại trà cần pha ở nhiệt độ thấp như trà xanh, bạn có thể đổ nước sôi vào chén tống trước để làm giảm nhiệt độ của nước rồi mới đổ vào ấm trà để bắt đầu pha trà.
Chén quân
Ngày nay có 2 loại chén quân chính là chén uống trà và chén thưởng hương.
- Chén uống trà: Có miệng rộng và đáy nông, tiện lợi trong việc thưởng thức và quan sát trọn màu sắc của trà.
- Chén thưởng hương: Có đáy sâu, miệng khá nhỏ, thường nhỏ hơn chén uống trà với công dụng để hưởng hương thơm từ trà.
Liễn trà
Liễn trà có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa, ngày nay chỉ có một số ít người Hoa kiều tại Việt Nam mới dùng liễn trà.
Loại chén này có nắp đậy và đĩa để bên dưới, kích thước tương đối lớn.
Mẹo hay
Tráng liễn trà qua nước sôi, cho trà vào sau đó đổ nước nóng và đậy nắp khoảng 2 phút là bạn đã có một chén trà tự hãm mà không cần ấm.
Lọc trà
Cái lọc trà là một bộ phận khá quan trọng của bộ trà cụ, thường dùng chung với chén tống, giúp lọc các cặn trà làm cho nước trở nên trong trẻo và đẹp mắt hơn.
Do sự khác nhau về văn hóa nên cái lọc trà thường được nhìn thấy trong các buổi đàm đạo ở Đài Loan, Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì rất ít.
Cái kháo trà
Kháo trà là cái chén lớn nhất trong bộ ấm chén, được dùng để đựng nước sôi; đổ bỏ nước tráng ấm chén trà, bã trà sau khi lọc; làm ấm nóng các dụng cụ để pha trà cũng như vệ sinh bộ trà cụ.
Không cần thiết phải có kháo trà nếu bạn sử dụng dụng bộ bàn trà chuyên dụng có khay chứa phía dưới.
Khay trà
Ở các nước phương Đông, người ta sử dụng các khay trà để đựng ấm chén, làm cho nước không bị văng ra ngoài bàn hay chỗ ngồi.
Khay trà thường làm bằng gỗ, chất liệu bền, dễ dàng dọn rửa. Ngày nay khay trà được thiết kế theo nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng phù hợp với tiêu chí tiêu dùng của mọi nhà.
Hộp đựng trà
Muốn trà được thơm ngon, mùi hương vẫn giữ nguyên vẹn thì hộp đựng trà là một dụng cụ không thể không có trong bộ trà cụ.
Hộp đựng trà bằng nhôm, thiếc, thủy tinh thường được dùng khá phổ biến tại Việt Nam và các nước phương Đông.
Mẹo hay
Để trà không bị giảm mùi vị, hay bị ẩm, mốc và bị lên men, bạn nên lựa chọn hộp đựng trà kín và tối màu để không khí và ánh sáng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của trà.
Bộ dụng cụ gắp
Tại các buổi thưởng trà chuyên nghiệp, bạn sẽ luôn thấy người nghệ nhân pha trà luôn có sẵn một bộ dụng cụ gắp trà riêng.
Bộ dụng cụ gồm có một muỗng trà để lấy trà từ trong hộp đựng trà, một que gắp chén, một phễu để trà khi cho vào ấm không bị rơi ra ngoài. Các dụng cụ này được đựng trong cống trà.
Bình đun nước
Bình đun nước dùng trong trà đạo thường là các loại ấm được làm bằng gốm sứ, thủy tinh hay kim loại, có thiết kế rất bắt mắt.
Để cho phù hợp với không khí của buổi thưởng trà, bạn nên sử dụng bình đun nước chuyên dùng trong trà đạo thay vì dùng bình đun siêu tốc nhé! Ngày nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại bình đun nước điện tử, có thể hệ thống lấy nước tự động từ bàn trà.
Khăn lau bàn
Để đảm bảo bàn trà luôn sạch sẽ và gọn gàng thì khăn lau bàn là một vật không thể thiếu được. Khăn lau bàn nên được làm từ chất liệu là vải bông, dễ thấm hút nước.
Lưu ý
Bạn chỉ dùng khăn này để lau bàn trà, không nên dùng để lau ở các nơi khác như nhà bếp,… vì khi lau như vậy bàn trà sẽ bị ám mùi dầu mỡ.
Một tách trà ấm nóng mở đầu cho một tâm thái mới nhẹ nhàng và thanh tịnh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thêm yêu thích nét văn hóa nghệ thuật tinh tế, độc đáo này.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Một bộ trà cụ gồm những gì? Khám phá bộ dụng cụ pha trà đạo cơ bản tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.