Môn thể thao nữ hoàng là môn thể thao nào? Nếu bóng đá được coi là môn thể thao vua thì điền kinh chính là môn thể thao nữ hoàng. Đó là nhờ tính đa dạng các nội dung thi đấu như đi bộ, chạy cự ly, nhảy cao,…. và tạo ra vô số những “nữ hoàng tốc độ” thực thụ nhờ sự cạnh tranh khốc liệt. Hãy cùng hay độc lạ tìm hiểu về môn thể thao này nhé.
1. ĐIỀN KINH – MÔN THỂ THAO NỮ HOÀNG
Điền kinh thuật ngữ chỉ tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa,… và nhiều môn thể thao phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị, dụng cụ cùng tính đơn giản của các nội dung, điều này khiến điền kinh trở thành môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Và đây cũng một trong những lý do điền kinh được gọi là môn thể thao nữ hoàng.
Điền kinh là một trong những loại hình thể thao sớm nhất, và được coi là môn thể thao nữ hoàng
Điền kinh là một trong những loại hình thể thao sớm nhất. Nó có từ thời tiền sử và là một phần quan trọng của thế vận hội Olympic cổ đại. Các môn thể thao điền kinh được tổ chức vào cuối thế kỷ 19 cùng với sự hình thành của các tổ chức Liên minh vận động viên nghiệp dư ở Hoa Kỳ và Liên minh thể thao ở Pháp.
Môn điền kinh giúp phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì thế, điền kinh là môn thể thao quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khỏe của mọi người.
Môn điền kinh giúp phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe
2. MÔN THỂ THAO NỮ HOÀNG CÓ NHỮNG NỘI DUNG NÀO?
Điền kinh trở thành môn thể thao nữ hoàng và là một trong những nội dung thi đấu tại các thế vận hội nhờ sự đa dạng trong loại hình thi đấu của nó. Cùng tìm hiểu những các môn thi đấu bao gồm của điền kinh ngay sau đây nhé.
2.1 Chạy
2.1.1 Chạy nước rút
Chạy nước rút là một trong những nội dung điền kinh lâu đời nhất. Hình thức chạy này buộc các vận động viên tham gia tập trung đạt và duy trì tốc độ chạy nhanh nhất để về đích đầu tiên. 3 nội dung nhỏ chạy nước rút hiện đang được tổ chức tại thế vận hội cũng như Giải vô địch thế giới ngoài trời là: 100m, 200m, 400m.
Chạy nước rút còn là một bài tập để tăng cường sức lực, tăng độ phản xạ và sự dẻo dai của cơ thể
2.1.2 Chạy cự ly trung bình
Hình thức cự ly trung bình bao gồm: 800m, 1500m, 3000m. Trong đó cự ly phổ biến nhất trong hình thức cự ly trung bình là chạy 800m. Đường chạy này có tiền thân từ đường chạy 880 yard hay nửa dặm có nguồn gốc từ các cuộc thi tổ chức ở Vương Quốc Anh vào những năm 1830. Đường chạy 1500m được hình thành từ việc chạy 3 vòng của đường đua 500m. Và đây chính là nội dung rất phổ biến ở lục địa Châu Âu.
2.1.3 Chạy đường dài
Các nội dung chạy đường dài phổ biến trong các cuộc thi điền kinh bao gồm: 3000m, 5000m, 10.000m. Nội dung thi đấu cự ly 3000m được tổ chức tại giải vô địch trong nhà thế giới IAAF. Còn cự ly 5000m và 10.000m là nội dung thi đấu của sự kiện Olympic và giải vô địch thế giới ngoài trời.
Chạy đường dài là môn thể thao đòi hỏi độ bền cao, vận động viên cần biết cách phân sức hợp lý
2.1.4 Chạy đua tiếp sức
Chạy đua tiếp sức là hình thức điền kinh trong đó một đội chạy đua trực tiếp với các đội khác. Mỗi vận động viên của đội phải hoàn thành chặng trong cả đường đua được quy định. Người hoàn thành chặng đầu tiên trao dùi cui cho đồng đội, người này sau đó bắt đầu chặng của họ khi nhận được dùi cui.
2.1.5 Chạy vượt rào
Các cuộc đua chạy vượt chướng ngại vật được tổ chức lần đầu tiên vào thế kỷ 19 ở Anh. Sự kiện đầu tiên của nội dung chạy vượt rào là đường chạy dài 100 yard bao gồm các thanh chắn bằng gỗ nặng làm chướng ngại vật được tổ chức vào năm 1830. Hình thức chạy vượt rào phổ biến nhất là 100m dành cho nữ, 110m dành cho nam và 400m dành cho cả nam lẫn nữ.
Chạy vượt rào là một trong những nội dung của môn thể thao điền kinh
2.2 Nhảy
2.2.1 Nhảy xa
Nhảy xa có nguồn gốc từ cuộc thi năm môn phối hợp của người HY Lạp cổ đại, nhờ đó đây chính là hình thức điền kinh lâu đời nhất. Vận động viên tham gia thi đấu nội dung này sẽ chạy một đoạn ngắn và nhảy vào một khu vực được đào bằng đất. Người chiến thắng chính là người nhảy xa nhất. Mỗi tay vận động viên cầm tạ nhỏ trong khi nhảy, sau đó xoay người về phía sau và hạ xuống gần cuối để có thêm động lượng.
Đến năm 1860, nhảy xa hiện đại được tiêu chuẩn hóa ở Anh và Hoa Kỳ. Các vận động viên sẽ chạy nước rút dọc một đoạn đường chạy dẫn đến hố cát. Người tham gia thi đấu phải nhảy trước một vạch được đánh dấu. Thành tích đạt được của họ là khoảng cách được đo từ điểm cát gần nhất mà dấu chân vận động viên lưu lại.
Nhảy xa cần hình thể, thể trạng của người thực hiện và kỹ thuật là đặc biệt quan trọng
2.2.2 Nhảy ba lần
Nhảy 3 lần cũng tương tự như nhảy xa. Trên đường đua hướng về hố cát, các vận động viên sẽ nhảy trên cùng một chân hai lần trước khi nhảy xuống hố. Tuy nhiên đến năm 1900 trở đi, nhảy 3 lần đã đổi thành kiểu “nhảy, bước và nhảy”.
2.2.3 Nhảy cao
Nhảy cao cũng là một nội dung trong môn thể thao nữ hoàng. Các cuộc thi nhảy cao được tổ chức đầu tiên tại Scotland vào thế kỷ 19. Các vận động viên sẽ thực hiện vài bước chạy ngắn sau đó nhún chân để bay người nhảy qua một thanh ngang rồi hạ cánh tại nệm. Đây là nội dung thi đấu đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trong môn điền kinh.
Nhảy cao là một nội dung cần kỹ năng cao nhất của môn thể thao nữ hoàng
2.2.4 Nhảy sào
Nhảy sào là nội dung thi đấu đã có từ thời Hy Lạp, Creta và Celt cổ đại. Vận động viên tham gia sẽ sử dụng một cây gậy dài và dẻo để hỗ trợ đưa cơ thể vượt qua thanh xà ngang trên cao sao cho không làm xà bị rớt xuống đất.
Môn thể thao nhảy sào
??? BẠN CÓ BIẾT ??? Tổng hợp logo đại hội thể dục thể thao lớn nhất hành tinh từ trước đến nay
2.3 Ném
2.3.1 Ném tạ
Ném tạ có thể được bắt nguồn từ các cuộc thi trước với lịch sử thời đồ đá. Đến thế kỷ 17, cuộc thi ném súng thần công của quân đội Anh đã tạo tiền đề cho môn thể thao ném tạ hoàn thiện ở thời đại. Các vận động viên thực hiện các cú ném trong một khu vực hình tròn có đường kính 7 foot. Trọng lượng của quả tạ ném được tiêu chuẩn hóa thành 16 pound (7,26 kg).
Ném tạ được bắt nguồn từ các cuộc thi trước với lịch sử thời đồ đá và đến nay là một trong những nội dung thi đấu phổ biến của Olympic
2.3.2 Ném đĩa
Ném đĩa bắt nguồn từ sự kiện thể thao phối hợp thời cổ đại vào năm 708 trước Công nguyên. Với nội dung ném đĩa, các vận động viên ném đĩa từ một cung tròn đã định sẵn và thay phiên nhau ném một loạt xem ai xa nhất. Người chiến thắng là người ném đĩa nặng và được đi xa nhất.
2.3.3 Ném lao
Như ném đĩa, ném lao là môn ném thứ hai trong hình thức năm môn phối hợp Olympic cổ đại. Hình thức này đòi hỏi vận động viên phải chạy một đoạn ngắn trên một đường chạy và sau đó ném phóng lao trước vạch phạm lỗi. Quy định đường băng chạy đà có chiều dài tối thiểu là 30m.
Tư thế ném lao của các vận động viên
2.3.4 Ném búa
Ném búa được ghi lại từ các cuộc ném búa tạ của thợ rèn vào những năm thế kỷ 16. Người tham gia cuộc thi sử dụng búa một quả cầu kim loại được gắn vào một dây thép được kẹp chặt. Kích thước quả cầu khác biệt giữa nội dung cho nam và cho nữ. Búa dành cho nam nặng 7.26 kg và dài 121.3 cm, búa dành cho nữ nặng 4 kg và dài 119.4 cm. Như các môn ném khác, người ném búa đi xa nhất sẽ là người chiến thắng.
Ném búa đòi hỏi vận động viên có một sức khỏe tốt và đôi vai rắn chắc
2.4 Các môn thể thao phối hợp
Hình thức kết hợp bao gồm 2 hoặc nhiều môn thể thao trong một hạng mục thi đấu. Trong đó các vận động viên tham gia vào một số môn điền kinh khác để kiếm điểm cho thành tích của họ trong sự kiện thể thao.
Các hình thức kết hợp phổ biến nhất là mười môn phối hợp nam và bảy môn phối hợp nữ. 10 môn phối hợp của nam bao gồm: chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m, ném đĩa, nhảy sào, ném lao và chạy 1500m. 7 môn phối hợp cho nữ có: chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m. Đây là những môn thể thao thi đấu chính thức trong đại hội thể thao Olympic.
HỮU ÍCH: Top 7 cách làm ức gà ngon cho gymer hỗ trợ tăng cơ hiệu quả
3. CÁC GIẢI ĐIỀN KINH LỚN TRÊN THẾ GIỚI
3.1 Giải vô địch điền kinh thế giới
Giải vô địch điền kinh thế giới là sự kiện thể thao lớn thứ 3 thế giới với khoảng 2000 vận động viên đến từ hơn 200 quốc tham gia tranh huy 49 huy chương vàng. Giải vô địch điền kinh thế giới (IAAF) tách riêng biệt với Thế vận hội Olympic được bắt đầu vào năm 1976. Trước đó, Olympics được coi là giải vô địch thế giới của môn điền kinh. Đến năm 1983 giải vô địch điền kinh thế giới đầu tiên chính thức được tổ chức tại Helsinki.
Giải vô địch điền kinh thế giới là giải đấu lớn nhất của môn thể thao nữ hoàng
3.2 Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới
Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới được tổ chức hai năm một lần với 3 ngày thi đấu căng thẳng của vận động viên. Trong sự kiện thể thao trong nhà này, người hâm mộ có thể chiêm ngưỡng “siêu tốc độ” của các vận động viên giỏi nhất thế giới ở cự ly gần.
3.3 Giải vô địch điền kinh thế giới U20
Môn thể thao nữ hoàng có một giải lớn nữa là giải vô địch điền kinh thế giới U20. Mùa giải này tập trung những vận động viên trẻ nhiệt huyết đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là sân chơi tốc độ để người trẻ tuổi sở hữu những trải nghiệm quý báu đầu tiên về chức vô địch trên thế giới.
Sự kiện thể thao này thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm với sự tham gia của 2200 vận động viên và quan chức đến từ 170 liên đoàn quốc gia tham gia.
3.4 Giải vô địch Việt dã
Giải Việt dã hay còn gọi là Marathon là một cuộc đua chạy bộ đường trường với chiều dài chính thức là 42,195 km. Marathon là sự kiện đầu tiên của Olympic hiện đại năm 1896, nhưng đến tận năm 1921 thì chiều dài của cuộc đua mới được tiêu chuẩn hóa. Đến nay, Giải này có hơn 800 vận động viên marathon tranh tài hàng năm trên khắp thế giới.
Giải việt dã thế giới luôn thu hút hàng nghìn vận động viên tham gia
3.5 Cúp điền kinh liên lục địa
Cúp điền kinh liên lục địa (IAAF Continental Cup) là một giải điền kinh trong sân vận động- track and field do Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) tổ chức bắt đầu từ năm 1977. Đây là sân chơi duy nhất được tranh tài bởi các đội đại diện cho các châu lục.
Giải đấu điền kinh tầm cỡ này được tổ chức 4 năm một lần vào những năm chẵn không có Olympics diễn ra. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2020 Liên đoàn điền kinh quốc tế quyết định ngừng tổ chức giải đấu này do lịch thi đấu trong năm khá dày và ít gây được sự chú ý của người hâm mộ.
4. NHỮNG VẬN ĐỘNG VIÊN HUYỀN THOẠI HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Đi cùng với các giải đầu và vô số hạng mục thuộc môn thể thao điền kinh, môn thể thao nữ hoàng này cũng sản sinh ra những “đứa con của tốc độ”. Sau đây là 10 vận động viên huyền thoại hàng đầu thế giới trong làng điền kinh.
4.1 Eliud Kipchoge
Eliud Kipchoge được mệnh danh là “Vận động viên marathon vĩ đại nhất thế giới hiện đại” Anh ấy là người Kenya, chuyên thi đấu các hạng mục 3000m, 5000m và marathon và đạt nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ mà bất cứ vận động viên nào cũng muốn có.
“Siêu nhân” Eliud Kipchoge chạy marathon dưới mốc 2 giờ
4.2 Meseret Defar
Meseret Defar là vận động viên chạy cự ly dài người Ethiopia. Cô chủ yếu thi đấu ở cự ly 3000m và 5000m. Trong khoảng thời gian hoạt động điền kinh của mình, Meseret Defar đã đạt nhiều huy chương quý giá. Đến năm 2014 cô đã từ bỏ sự nghiệp chạy của mình để tập trung cho gia đình.
Meseret Defar một vận động viên chạy đường dài người Ethiopia đã lập được nhiều kỷ lục thế giới
4.3 Mo Farah
Mo Farah là một trong những vận động viên vĩ đại nhất đến từ Vương quốc Anh và là nhà vô địch thế giới lâu nhất tại Giải vô địch thế giới về điền kinh. Không chỉ có thành tích không tưởng với môn thể thao nữ hoàng, mà Mo Farah còn nắm giữ vai trò quan trọng của Hoàng gia Anh. Vào năm , Mo Farah được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Anh và được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ vào năm 2017.
Farah là một trong những chân chạy người Anh huyền thoại của làng điền kinh thế giới
4.4 Almaz Ayana
Almaz Ayana là một vận động viên chạy cự ly dài, thi đấu ở các cự ly 3000m, 5000m và 10.000m. Tại giải vô địch thế giới IAAF 2017 diễn ra ở London, Almaz đã giành HCV ở nội dung 10.000m, về đích trước tới 46 giây so với người về thứ 2.
Ayana đã xuất sắc phá vỡ kỷ lục tồn tại suốt 23 năm qua trong nội dung 10.000m nữ ở Olympic 2016
4.5 Meb Keflezighi
Meb Keflezighi là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất mọi thời đại. Dù đã bước qua thời kỳ đỉnh cao nhưng với điền kinh vẫn nắm giữ vị trí rất quan trọng. Anh là vận động viên duy nhất trong lịch sử điền kinh giành chức vô địch New York City Marathon, Boston Marathon và một huy chương vàng Olympic.
Meb Keflezighi không chỉ là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất mọi thời đại mà còn là câu chuyện đầy cảm hứng về hành trình dài chinh phục Giấc mơ Mỹ
Như vậy chúng ta đã biết môn thể thao nữ hoàng chính là điền kinh và tìm hiểu vài điểm nổi bật của bộ môn này. Phải nói là sân chơi này đã giúp những đứa con của “ánh sáng”. Nếu bạn quan tâm tới điền kinh, hãy theo dõi trang tin tổng hợp để nhận biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
Đăng bởi: Hưng Lê Bình
Từ khoá: Môn thể thao nữ hoàng là môn thể thao nào?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Môn thể thao nữ hoàng là môn thể thao nào? của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.