Bạn đang xem bài viết Miệng có vị ngọt dù không ăn đồ ngọt vì sao? Nên làm gì khi miệng có vị ngọt? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác ngọt trong miệng như bệnh tiểu đường, trào ngược dạ dày,… Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.
Nguyên nhân gây cảm giác ngọt trong miệng
Phụ nữ mang thai
Theo nghiên cứu của Penn State về phụ nữ mang thai, trong thai kỳ thì nồng độ hormone của họ sẽ thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như vị giác, khiến miệng đôi lúc có vị ngọt. Ngoài ra thì một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân khiến miệng có vị ngọt.
Mắc bệnh tiểu đường
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị ngọt là do bệnh tiểu đường. Vì bệnh tiểu đường tác động tới nồng độ insulin nên ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát lượng đường của cơ thể và khiến đường huyết tăng cao.
Chính vì vậy mà mới có tình trạng người bị tiểu đường cảm thấy miệng có vị ngọt kèm theo một số triệu chứng khác như suy giảm thị lực (mắt nhìn mờ), tay chân tê, tiểu nhiều, giảm khả năng nêm nếm mùi vị thức ăn…
Nhiễm toan ceton do tiểu đường
Nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường. Khi bị tiểu đường trong thời gian dài, cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng thay vì chuyển hóa đường khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể. Khi ketone bị tích tụ quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.
Ăn kiêng theo chế độ cắt giảm tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng gần như không thể thiếu với con người. Tuy nhiên có các xu hướng giảm cân cắt giảm tinh bột hiện đang được nhiều người áp dụng. Việc cắt giảm lượng tinh bột trong cơ thể một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi để chuyển hóa các nguồn năng lượng thay thế và gây ra tụt huyết áp. Ngoài ra bạn còn có thể cảm thấy miệng của mình có vị ngọt.
Vì khi cơ thể không có đủ tinh bột thì sẽ tự động đốt cháy chất béo để chuyển hóa thành năng lượng và khiến ketone tích tụ trong máu. Đây chính là nguyên nhân khiến miệng bạn có vị ngọt. Do đó mà trước khi ăn kiêng theo chế độ cắt giảm tinh bột thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh phòng trường hợp ketone tích tụ quá cao gây ảnh hưởng sức khỏe.
Mắc các chứng nhiễm trùng
Bệnh nhiễm trùng đường thở sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cảm nhận mùi vị của não cũng như khiến bạn dễ bị các loại bệnh cảm cúm hơn và khiến nước bọt chứa nhiều glucose. Glucose lại là một loại đường nên việc chứa nhiều glucose trong nước bọt sẽ tạo ra vị ngọt trong miệng bạn.
Do các vấn đề về hệ thần kinh
Theo nghiên cứu thì triệu chứng miệng có vị ngọt còn xuất hiện ở những người có tiền sử mắc bệnh về hệ thần kinh, đặc biệt là những người từng bị đột quỵ hoặc bị động kinh do rối loạn khứu giác và vị giác.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc dùng để hóa trị, xạ trị có thể làm thay đổi chức năng cảm nhận vị giác của con người. Nếu bạn cảm thấy khó chịu thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có biện pháp thích hợp.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), các axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng khiến bạn cảm thấy ở cuống lưỡi có vị ngọt hoặc vị kim loại.
Mắc ung thư phổi
Tuy việc cảm giác miệng có vị ngọt do ung thư phổi khá hiếm gặp nhưng bạn vẫn không nên bỏ qua. Khi phổi xuất hiện các khối u thì sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao và ảnh hưởng đến vị giác. Nếu bạn cảm thấy miệng có vị ngọt đi kèm với những triệu chứng như ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi,… thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xét nghiệm chi tiết hơn.
Nên làm gì khi miệng có vị ngọt?
Thông thường khi gặp hiện tượng miệng có vị ngọt kéo dài thì tốt nhất là bạn nên làm kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên nếu vẫn gặp tình trạng này dù không có bệnh lý gì thì bạn có thể thử những cách sau:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ uống có gas và cắt giảm số lượng thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate. Cách này sẽ giúp giảm tải trên hệ tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.
- Vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng sau khi ăn và đánh răng 2 lần sáng và tối để làm giảm bớt mùi khó chịu từ hôi miệng. Để loại bỏ dư vị khó chịu trong miệng thì bạn có thể sử dụng dung dịch soda và muối.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho khẩu phần ăn kiêng: Bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm có thể giúp khoang miệng sạch sẽ như các loại rau xanh hay cam, quýt.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng miệng có vị ngọt mà Neu-edutop.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Suckhoehangngay.vn
Chọn mua nước súc miệng các loại tại Neu-edutop.edu.vn:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Miệng có vị ngọt dù không ăn đồ ngọt vì sao? Nên làm gì khi miệng có vị ngọt? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.