Bạn đang xem bài viết Mẹ ít sữa phải làm sao? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sữa mẹ là một thực phẩm hoàn hảo tự nhiên, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Còn một điều cũng khá quan trọng, sữa mẹ không chỉ tốt cho con của bạn mà còn tốt cho bạn nữa.
Sữa mẹ là gì?
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con bạn cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé.
Hàm lượng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non (4-5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hoặc sữa trưởng thành.
Tầm quan trọng của sữa mẹ
Sau khi sinh, nguồn sữa dồi dào cho con bú là điều bất kỳ người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con gặp phải tình trạng ít sữa hoặc không có đủ sữa để cho trẻ bú. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ, vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ chậm phát triển đầy đủ cả mặt thể chất, trí tuệ, dễ mắc các bệnh vặt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa hoặc thiếu sữa ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, trong đó có thể đến những nguyên nhân chính như:
– Tinh thần stress căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân gây ức chế tuyến sữa hoạt động. Giai đoạn sau sinh, là giai đoạn có sự thay đổi lớn về mặt tinh thần của nhiều bà mẹ, có nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm dẫn đến những hành vi đáng tiếc xảy ra. Căng thẳng, mệt mỏi được xem là nguyên nhân chính gây ức chế tuyến sữa hoạt động, gây căng tức ngực.
– Dinh dưỡng không đầy đủ khiến lượng sữa ít dần. Kiêng khem hậu sản là điều cần thiết, tuy nhiên nhiều bà mẹ do kiêng khem quá mức, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, quá trình trao đổi chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng, tác động tới hoạt động của tuyến sữa làm cho lượng sữa ít đi, sữa không đủ chất dinh dưỡng.
– Ăn phải thực phẩm gây ít sữa, mẹ sau sinh không cần kiêng khem quá nhiều, nhưng có một số thực phẩm mẹ nên kiêng vì chúng có thể là nguyên nhân ít sữa. Các thực phẩm này bao gồm: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, mỳ tôm, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.
– Do người mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú như: viêm tuyến vú và áp xe vú gây tắc tuyến sữa.
– Cho con dùng sữa công thức sớm, khiến trẻ chán sữa mẹ, là nguyên nhân khiến cho sữa mẹ ít dần. Sữa công thức có nhiều chất và ngọt hơn sữa mẹ, lạm dụng quá mức sẽ khiến trẻ chán sữa mẹ bỏ ti, từ đó sữa mẹ giảm dần và ít hẳn.
– Dùng máy hút sữa không đúnng cách gây ảnh hưởng tới tuyến sữa.
– Cho trẻ bú lắt nhắt bú ít trong cữ bú. Điều này khiến cơ thể người mẹ lầm tưởng rằng nhu cầu sữa ít và hạn chế tiết sữa…
– Lạm dụng ti giả, bé sẽ quen với ti giả và bỏ bú.
Ngoài các nguyên nhân chính trên, còn rất nhiều nguyên nhân gây ít. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào gây ra cũng cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này để không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ.
Cách khắc phục tình trạng ít sữa
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn: Hãy hạn chế cho bé bú kết hợp cả sữa công thức. Nếu mẹ không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, chắc chắn tình trạng ít sữa sẽ được cải thiện khi thực hiện đúng các lời khuyên ở đây:
– Hạn chế cho bé dùng núm vú giả: Bé sẽ muốn mút sữa mẹ nhiều hơn để đáp ứng phản xạ của mình.
– Vắt sữa mẹ giữa các lần cho bé bú: Đừng thất vọng khi mẹ chẳng vắt được tí sữa nào, hoặc có nhưng rất ít. Nếu thường xuyên sử dụng máy vắt sữa giữa các lần cho con bú, sữa mẹ sẽ được kích thích tiết ra nhiều hơn.
– Trong những lần đầu tiên vắt sữa, mẹ có thể sẽ cảm thấy khá đau ngực do chưa quen sử dụng máy vắt. Tuy nhiên, khi sữa đã về đủ nhiều, mẹ sẽ cảm thấy sự kiên trì của mình được đền bù xứng đáng.
– Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái: Không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, mẹ cần tin tưởng mình sẽ có đủ sữa cho con.
– Uống nhiều nước: Nước là nguyên liệu tối cần thiết để tạo sữa. Do đó, mẹ đừng quên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày
– Về chế độ dinh dưỡng, cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm làm tăng tiết sữa ở người mẹ như: móng giò…..
– Cho trẻ bú ở đúng tư thế: Hãy tạo cho bé và mẹ một tư thế thoải mái nhất để không đau lưng, đau ngực. Lưu ý, bé cần ngậm hầu hết quầng vú của mẹ, môi dưới bé sẽ hơi trề ra. Đây là tư thế giúp bé bú được nhiều sữa mẹ nhất.
– Cho bé bú đến khi mẹ cạn sữa: Với những mẹ vốn ít sữa, hãy kiên nhẫn cho bé bú đến khi nào bé tự nhả vú mẹ. Nếu được, mẹ hãy cho bé bú cả 2 bên ngực trong mỗi lần.
Người mẹ ít sữa là trường hợp dễ gặp hiện nay. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Mong rằng, với bài viết này sẽ giúp ích cho các bác mẹ cách khắc phục tình trạng ít sữa.
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ ít sữa phải làm sao? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.