Máy chiếu là thiết bị hỗ trợ trình chiếu hình ảnh lên màn hình rộng hơn, đáp ứng cho số lượng lớn người xem. Bài viết này hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu ưu nhược điểm của máy chiếu cũng như các thông tin khác liên quan đến máy chiếu là gì nhé!
Xem ngay các laptop đang giảm SỐC
Máy chiếu là gì?
Máy chiếu, có tên gọi tiếng Anh là projector, đây là thiết bị dùng để truyền tải hình ảnh trên màn trắng sáng (còn gọi là màn chiếu) với kích thước màn hình rộng lớn và có thể tùy chỉnh theo sở thích người dùng.
Cấu tạo của máy chiếu
Hầu hết, các loại máy chiếu đều gồm có những bộ phận cơ bản sau đây:
- Ống kính chiếu: Gắn ở phía trước đèn chiếu giúp cho bụi không bám vào bộ vi xử lý và làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh hiển thị.
- Phần lăng kính lưỡng sắc: Có nhiệm vụ phân chia ánh sáng thành dải màu lục, màu đỏ và màu lam do bảng điều khiển LCD (HTPS) xử lý để tái tạo ra hình ảnh và màu sắc hiển thị.
- Gương lưỡng sắc: Được phủ 1 lớp màng mỏng chỉ phản xạ ánh sáng có bước sóng xác định, gồm có 2 gương lưỡng sắc được sử dụng trong hệ thống 3LCD giúp phân chia ánh sáng đèn thành màu lục, màu đỏ và màu lam.
- Bảng điều khiển LCD: Là màn hình LCD truyền tín hiệu pixel, kích thước màn hình càng nhỏ thì độ phân giải và độ tương phản càng cao.
- Bóng đèn chiếu hình ảnh: Đây là nguồn sáng của máy chiếu với áp suất hoạt động của đèn đạt đến 200 ATM với thời gian chiếu sáng cường độ cao, nhờ đó mang lại hình ảnh rõ ràng hơn trên màn chiếu.
- Hệ thống phóng to hình ảnh: Giúp truyền ánh sáng đồng đều từ thấu kính thứ 1 đến thấu kính thứ 2, nhờ đó có thể phóng đại hình ảnh từ màn hình máy tính lên màn hình máy chiếu với kích thước lớn hơn.
- Bộ chuyển hóa nguồn điện: Đây là bộ phận có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng giữa nguồn điện và đèn, giữa bộ điều khiển máy chiếu và quạt.
Nguyên lý hoạt động của máy chiếu
Máy chiếu sử dụng 1 loại chip đặc biệt – nó có khả năng chuyển đổi tín hiệu RGB từ hình ảnh kỹ thuật số thành các chùm ánh sáng tập trung vào màn hình chiếu để hiển thị được hình ảnh có màu sắc.
Nghĩa là, nhóm màu từ tín hiệu video sẽ được tiếp nhận rồi xử lý thành 3 màu Red, Green và Blue (gọi tắt với cụm từ RGB), sau đó chiếu lên màn hình với màu sắc khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng màu sắc sống động và chân thực.
Công dụng của máy chiếu
Dưới đây là các công dụng nổi bật của máy chiếu mang lại cho người sử dụng:
- Hỗ trợ cho việc thuyết trình và trao đổi thông tin trên màn hình lớn với số lượng lớn người theo dõi trong các cuộc họp.
- Hỗ trợ cho giáo viên truyền tải nội dung kiến thức nhiều kèm với những hình ảnh và video sống động, giúp cho bài giảng trở nên thú vị hơn.
- Giúp cho người thuyết trình cảm thấy tự tin và thuyết trình chuyên nghiệp hơn.
- Mở rộng thêm phương thức giải trí cho học sinh, nhân viên,… với màn hình lớn trong những buổi sinh hoạt, giao lưu và giải trí.
- Hỗ trợ việc trình chiếu sản phẩm, quảng cáo,…
Ưu điểm và nhược điểm của máy chiếu
Giống như các thiết bị điện tử khác, máy chiếu cũng sở hữu ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm của máy chiếu
- Kích thước màn hình dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Hơn nữa, máy chiếu có thể chiếu được trên nhiều bề mặt nhưng tốt nhất vẫn là bề mặt phẳng và có nền màu trắng để giúp cho hình ảnh hiển thị tốt nhất có thể.
- Mang lại cảm giác thoải mái cho đôi mắt khi nhìn, nhờ kích thước màn hình chiếu lớn gấp nhiều lần so với tivi.
- Thiết kế máy chiếu nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên người hoặc bảo quản thuận tiện sau mỗi lần sử dụng.
- Tính di động cao và dễ lắp đặt từ vị trí này sang vị trí khác, hoặc từ phòng ban này sang phòng ban khác.
Nhược điểm của máy chiếu
- Có thể gặp khó khăn trong việc kết nối đường dây và các thiết bị nếu như lần đầu tiên sử dụng máy chiếu.
- Có thể gây hại cho mắt nếu như lạm dụng việc xem nhiều hoặc sử dụng máy chiếu không đúng cách.
- Giá thành của máy chiếu khá cao, nhất là những máy chiếu có nhiều công nghệ và độ phân giải cao.
- Có thể gặp phải lỗi kết nối trong trường hợp thiết bị không tương thích hoặc không được hỗ trợ một số cổng kết nối giữa máy chiếu và thiết bị di động khác (như laptop, máy tính,…).
Phân loại máy chiếu trên thị trường
Trên thị trường, bạn có thể bắt gặp nhiều loại máy chiếu để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của mỗi đối tượng khách hàng mà nhà sản xuất muốn nhắm đến. Chẳng hạn, bạn có thể phân loại máy chiếu theo các nhóm sau:
- Theo khả năng kết nối của máy chiếu: Có 3 loại là máy chiếu di động nhỏ gọn, máy chiếu kết nối với máy tính bàn, máy chiếu kết nối với máy tính xách tay và máy chiếu kết nối wifi (kết nối với thiết bị ngoại vi thông qua tín hiệu wifi).
- Theo công dụng máy chiếu: Có 6 loại là máy chiếu tại nhà, máy chiếu văn phòng, máy chiếu ngoài trời, máy chiếu trường học, máy chiếu rạp phim và máy chiếu hội trường.
- Theo công nghệ máy chiếu: Có 4 loại là máy chiếu sử dụng công nghệ LCD (dựa trên màu RGB), máy chiếu công nghệ DLP (dùng gương), máy chiếu công nghệ LED và máy chiếu công nghệ laser.
- Theo độ phân giải máy chiếu: Có 7 loại là máy chiếu 4K, máy chiếu Full HD, máy chiếu 2K, máy chiếu HD, máy chiếu XGA, máy chiếu WVGA và máy chiếu UXGA.
- Theo vị trí đặt máy chiếu: Có 2 loại là máy chiếu treo tường và máy chiếu âm trần.
- Theo công suất máy chiếu: Có 2 loại là máy chiếu cầm tay mini (thường dùng cho gia đình, đi du lịch) và máy chiếu công suất lớn (dùng cho sự kiện, hội nghị, giảng dạy).
- Theo cấu tạo máy chiếu: Có 2 loại là máy chiếu đa vật thể (dùng cho nhu cầu chiếu chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học, y học, triển lãm,…) và máy chiếu phi vật thể (dùng cho trình chiếu tài liệu liên quan đến tranh ảnh, sách, vật thể 3D,…).
Các tiêu chí lựa chọn máy chiếu
Có thể nói tùy theo điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà bạn chọn máy chiếu cho phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Độ phân giải
Độ phân giải là tổng số pixel của hình ảnh được chiếu, gồm nhiều điểm ảnh xếp cạnh nhau và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể chọn máy chiếu theo độ phân giải sau:
- Máy chiếu 4K: Độ phân giải 3840 x 2160 pixel, giúp hình ảnh hiển thị sắc nét, sống động và sáng mịn, tránh được tình trạng vỡ hình và nhòe khi chiếu trên màn hình chiếu lớn.
- Máy chiếu Full HD: Độ phân giải 1920 x 1080 pixel trở lên, hình ảnh hiển thị khá chi tiết, tương đối rõ nét với hơn 2 triệu điểm ảnh. Ngoài ra, máy chiếu này có thể hỗ trợ chất lượng hình ảnh HD lên Full HD.
- Máy chiếu 2K: Độ phân giải xấp xỉ 2000 pixel, thường máy chiếu có độ phân giải này ít được sử dụng hiện nay.
- Máy chiếu HD: Độ phân giải từ 1024 x 768 pixel trở lên, hình ảnh hiển thị tương đối ổn định.
- Máy chiếu XGA: Độ phân giải khoảng 1024 x 768 pixel, giúp hình ảnh và video phản chiếu được rõ nét và chân thực.
- Máy chiếu WVGA: Độ phân giải khoảng 850 x 480 pixel, đủ lớn để chiếu khung hình 16:4 và mang lại hình ảnh tối ưu nhất khi hiển thị.
- Máy chiếu UXGA: Độ phân giải rất cao nên cho hình ảnh chi tiết và sắc nét vượt trội, loại máy này rất ít bán phổ biến trên thị trường.
Độ tương phản
Độ tương phản là tỷ số ánh sáng giữa vùng tối và vùng sáng nhất trên màn hình, cho thấy sự khác biệt giữa hai màu – trắng và đen để hỗ trợ hình ảnh hiển thị chi tiết. Bạn có thể cân đối thông số về tiêu chí này thông qua 2 loại là độ tương phản tĩnh và độ tương phản động của máy chiếu khi chọn mua.
Ngoài ra, độ sáng máy chiếu cũng được quan tâm không kém, đơn vị đo bằng ANSI lumen. Chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng, bạn nên chọn độ sáng khoảng 650 – 5000 lumen là ổn.
Khả năng kết nối
Tùy theo hình thức kết nối máy chiếu mà bạn chọn 1 trong 3 loại sau:
- Máy chiếu di động: Có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi mang theo bên người và có khả năng kết nối không dây với điện thoại.
- Máy chiếu kết nối máy tính bàn: Thường có kích thước lớn hơn so với máy chiếu di động và được lắp cố định. Máy chiếu có thể kết nối với máy tính bàn qua cổng HDMI, cổng VGA, cổng composite (AV), cổng LAN,…
- Máy chiếu wifi: Giống như các loại máy chiếu khác nhưng được hỗ trợ thêm hình thức kết nối wifi.
Tuổi thọ bóng đèn
Bóng đèn là bộ phận quan trọng trong máy chiếu, vì đây là nguồn sáng chủ yếu cho thiết bị hoạt động. Tuổi thọ bóng đèn càng lâu thì bạn ít tốn kém chi phí mỗi khi thay thế, bởi giá thành bóng đèn có thể chiếm khoảng 30 – 50% so với giá trị của chiếc máy chiếu.
Thương hiệu
Bạn có thể tìm dễ dàng các thương hiệu lớn về máy chiếu trên thị trường như Samsung, ViewSonic, GIMI, Panasonic, Sony, Epson,… với chế độ bảo hành và chính sách khuyến mãi tùy theo thời điểm mua.
Neu-edutop.edu.vn và Thế Giới Di Động cũng là một trong những cửa hàng lớn, uy tín để bạn có thể tìm mua máy chiếu chính hãng với giá tốt nhất trên thị trường.
Cổng, cáp kết nối
Khi chọn mua máy chiếu, bạn cũng nên tìm hiểu các cổng kết nối để thuận tiện cho việc sử dụng, tránh xảy ra tình trạng không tương thích các cổng kết nối giữa các thiết bị làm tốn kém chi phí mua.
Hơn nữa, dây cáp kết nối giữa các cổng cũng rất quan trọng, nó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh hiển thị trên màn hình chiếu. Ví dụ:
- Dây cáp cổng DVI có khả năng truyền tín hiệu video rõ nét nhưng cần sử dụng thêm cáp âm thanh để hỗ trợ.
- Dây cáp cổng HDMI có khả năng hiển thị hình ảnh với độ nét cực cao và đảm bảo đường truyền tín hiệu ổn định.
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về máy chiếu là gì cũng như các ưu và nhược điểm của máy chiếu nếu có nhu cầu chọn mua trong thời gian sắp tới rồi nhé!