Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu số 24/ĐK-TCT) là mẫu văn bản được lập ra áp dụng cho người nộp thuế để đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Đây là biểu mẫu mới nhất theo quy định hiện hành được ban hành theo Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mẫu đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
…., ngày … tháng … năm …. |
THÔNG BÁO
Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên NNT đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp):……
2. Mã số thuế: ……..………………………… ……………………………………………….
3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã): …………… ……………………..
4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế):
…………………………………………… …………………………………
5. Lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế: ………………… ……………
…………………………………………… …………………………………
…………………………………………… …………………………………
6. Hồ sơ đính kèm:
…………………………………………… …………………………………
…………………………………………… …………………………………
…………………………………………… …………………………………
…………………………………………… …………………………………
Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN |
Ghi chú:
Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế
– Thứ nhất, việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Trong tình trạng phá sản và đã chấm dứt toàn bộ các hoạt động kinh doanh, sản xuất, phát triển,… tức là người nộp thuế ngừng hoạt động kinh doanh
- Trong tình trạng bị cơ quan chức năng thu hồi lại giấy phép kinh doanh.
- Trong tình trạng muốn thay đổi cơ cấu tổ chức (sáp nhập, chia tách, hợp nhất,…).
– Thứ hai, việc chấm dứt MST được áp dụng cho đối tượng là các tổ chức KT, thuế thu nhập cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh hay các tổ chức khác trong các trường hợp sau:
- Trong tình trạng các đối tượng được nêu trên chấm dứt hoạt động kinh doanh. Trường hợp này cần biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế
- Trong tình trạng các đối tượng đã nêu trên bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh do một số nguyên nhân có thể vị phạm pháp luật và bị nghiêm cấm mở hoạt động kinh doanh.
- Trong tình trạng các tổ chức kinh tế dự định muốn thay đổi cơ cấu tổ chức (sáp nhập, chia tách, hợp nhất,…).
- Trong tình trạng các tổ chức KT hay các tổ chức khác bị ra thông báo cá nhân đại diện nộp thuế không hoạt động trên một năm địa điểm đã đăng ký và cũng không đăng ký hoạt động trở lại.
- Trong tình trạng các đơn vị thầu, đơn vị đầu tư kết thúc hợp đồng dầu khí hay có thể chuyển nhượng những lợi ích trong hợp đồng đó.
- Trong tình trạng các đơn vị thầu thuộc quốc gia khác Việt Nam kết thúc hợp đồng.
– Thứ ba, việc chấm dứt MST được áp dụng cho đối tượng là các đơn vị trực thuộc trong các trường hợp sau:
- Trong tình trạng nhận được từ đơn vị chủ quản quyết định chấm dứt các hoạt động.
- Trong tình trạng đơn vị chủ quản bị chấm dứt MST.
- Trong tình trạng bị các cơ quan chức năng thu hồi các giấy phép hoạt động và thành lập theo quy định pháp luật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu số 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế Giấy đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mới nhất của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.