Bạn đang xem bài viết Mạng WAN là gì? Các kiểu kết nối và công dụng của mạng WAN tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thuật ngữ WAN chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với người dùng thường xuyên sử dụng các thiết bị mạng. Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu định nghĩa, cách kết nối cũng như công dụng của mạng WAN qua bài viết bên dưới nhé!
Mạng WAN là gì?
Mạng WAN (Wide Area Network) hay còn gọi là mạng diện rộng được kết hợp giữa mạng MAN và mạng LAN thông qua thiết bị vệ tinh, cáp quang, cáp dây điện.
Trong WAN giao thức sử dụng chủ yếu là giao thức TCP/IP, đường truyền băng thông thay đổi phụ thuộc vị trí lắp đặt. Mạng diện rộng WAN mang lại khả năng kết nối rộng lớn cả một quốc gia hoặc toàn cầu.
Mạng diện rộng WAN mang lại khả năng kết nối rộng lớn
Lịch sử của mạng WAN
Mạng WAN xuất hiện từ những ngày đầu của mạng điện toán. Ngày trước, WAN hoạt động dựa trên đường dây điện thoại chuyển mạch và modem với tốc độ truyền tải 2400 bps.
Ngày nay, WAN vận hành trên những đường dây thuê bao, MPLS, không dây, vệ tinh và Internet băng thông rộng với tốc độ cực nhanh lên đến phát triển thành 40Gbps và 100Gbps giúp các doanh nghiệp có thể triển khai, truyền tải các ứng dụng hiện đại một cách nhanh chóng.
Ngày nay, WAN cho tốc độ truyền tải cực nhanh lên đến 40Gbps và 100Gbps
Các kiểu kết nối của mạng WAN
Theo kiểu truyền thống
Theo cách truyền thống, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cài đặt sẵn với nhiều kiểu thiết kế WAN. Trong đó có 3 kiểu thiết kế sau:
- Cấu trúc hình sao.
- Cấu trúc hình lưới.
- Cấu trúc hình lưới bán phần.
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cài đặt sẵn với nhiều kiểu thiết kế WAN
Theo kiến trúc dự phòng
Đặc điểm của WAN là liên kết kém và tốc độ thấp vì vậy thiết lập thiết kế dự phòng là việc vô cùng cần thiết giúp WAN mang tính sẵn có cho hệ thống mạng.
Khi gặp sự cố kết nối với liên kết chính thì WAN vẫn đảm bảo giảm thời gian gián đoạn xuống tối thiểu nhờ kiến trúc dự phòng được thiết lập qua mô hình kết nối quay số hoặc thuê kênh riêng.
WAN đảm bảo giảm thời gian gián đoạn xuống tối thiểu khi gặp sự cố nhờ kiến trúc dự phòng
Cách thức hoạt động của kết nối WAN
Mạng WAN hoạt động thông qua một kết nối riêng tư, chuyên dụng dựa vào thỏa thuận cấp độ dịch vụ từ bên thứ 3 như: nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà điều hành mạng IP tư nhân hoặc công ty cáp.
Mạng WAN lai là sự tích hợp giữa các dịch vụ mạng riêng và mạng công cộng giúp các doanh nghiệp dễ dàng triển khai, sử dụng và quản lý. Ngoài ra, WAN lai còn được tích hợp các chức năng như ảo hoá, các thiết bị SD-WAN, nền tảng phần mềm và CPE nhằm thực hiện các chức năng như:
- Tự động lựa chọn đường dẫn tối ưu nhất cho lưu lượng truy cập trên thời gian thực.
- Cho phép tập hợp nhiều liên kết WAN công cộng và riêng tư lại với nhau.
- Xác định cấu hình mạng mong muốn theo cách thủ công dựa trên đường dẫn lưu lượng truy cập.
Mạng WAN hoạt động thông qua một kết nối riêng tư, chuyên dụng do bên thứ 3 cung cấp
Đánh giá công dụng của mạng WAN
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
1. Kiểm soát truy cập của người dùng. 2. Cơ sở hạ tầng tập trung. 3. Mức độ bảo mật tốt, đảm bảo an toàn an ninh mạng. 4. Có thể chia sẻ và lưu trữ thông tin. 5. Khách và nội bộ có thể dùng mạng lưới chung với nhau. 6. Có thể kết nối với quy mô địa lý mở rộng. 7. Tăng băng thông đường dây thuê riêng. |
1. Chi phí thiết lập tương đối cao. 2. Cách thức quản trị mạng khá phức tạp. 3. Thường xảy ra vấn đề về các lỗ hổng bảo mật. 4. Cần hỗ trợ từ phần mềm chống virus và tường lửa. 5. Băng thông của mạng WAN lại thấp nhất dẫn đến kết nối rất yếu. |
Cách tối ưu hóa mạng WAN
Để hạn chế tình trạng giảm hiệu suất khi sử dụng, bạn cần sử dụng các thiết bị tối ưu hóa WAN với nhiều kỹ thuật hỗ trợ như: chống trùng lặp, định hình lưu lượng truy cập, bộ nhớ đệm cục bộ,…
SD-WAN CPE và các nền tảng cung cấp một cấp độ kiểm soát hiệu suất ứng dụng nhất định thông qua việc sử dụng các kết nối băng thông có chi phí thấp hơn như: dịch vụ Internet thương mại và chất lượng của các công cụ cung cấp dịch vụ nhằm tăng độ tin cậy.
Để hạn chế tình trạng giảm hiệu suất, bạn cần sử dụng các thiết bị tối ưu hóa WAN
Bảo mật mạng WAN
Để bảo mật mạng WAN, bạn có thể sử dụng các phương pháp bảo vệ hỗ trợ như: phần mềm chống virus, tường lửa để ngăn chặn các truy cập trái phép vào thiết bị của bạn.
Việc sử dụng VPN giúp hỗ trợ thiết lập kết nối, mã hoá dữ liệu trong mạng WAN linh hoạt hơn. Tuy nhiên, VPN cũng không có tính an toàn tuyệt đối cho hệ thống WAN. Thực tế cho thấy đã từng có nhiều trường hợp, hacker đã đánh cắp được quyền truy cập vào Microsoft thông qua các thiết bị của nạn nhân.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp bảo vệ hỗ trợ như: phần mềm chống virus, tường lửa
Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN
Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN phổ biến bao gồm:
- Router.
- WAN Switch.
- Modem (CSU/DSU).
- Access server (server giao tiếp).
Router là thiết bị sử dụng cho mạng WAN
Các dạng mạng diện rộng
Các dạng mạng diện rộng mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- ATM
- Cable modem
- Dial-up
- DSL
- Frame relay
- ISDN
- Leased line
- X.25
Cable Modem là một trong các dạng mạng diện rộng phổ biến
Các giao thức đường truyền phổ biến
Các giao thức đường truyền sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
- HDLC – High-level data link control: dùng cho các mạng point-to-point dành riêng.
- PPP – Point-to-point protocol: dùng cho các kết nối quay số (dial up).
- LAPD – Link access procedure D channel: dùng cho các mạng ISDN kênh D (D Channel).
- LAPF – Link access procedure frame: dùng cho mạng chuyển mạch gói Frame relay.
- LAPB – Link access procedure balanced: dùng cho mạng chuyển mạch gói X.25.
High-level Data Link Control là một loại điều khiển liên kết dữ liệu cấp cao
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về mạng WAN. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy để lại thông tin bên dưới cho Neu-edutop.edu.vn biết nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mạng WAN là gì? Các kiểu kết nối và công dụng của mạng WAN tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.