Bạn đang xem bài viết Main điện thoại là gì? Dấu hiệu hư main điện thoại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mainboard là một thành phần quan trọng của điện thoại, chứa các vi mạch, linh kiện. Do đó, bộ phận này hư thường khó để sửa chữa và không nên xử lý tại nhà. Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu main điện thoại là gì và dấu hiệu nhận biết khi hư trong bài viết sau đây nhé!
Main điện thoại là gì?
Mainboard còn được biết đến với tên gọi bo mạch chủ – nơi chứa và kết nối các linh kiện quan trọng khác của thiết bị như: chip, bộ nhớ trong (ROM),… tạo thành bộ phận cốt lõi của phần cứng điện thoại.
Bo mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng vận hành của toàn bộ hệ thống, tạo nên nền tảng cho hoạt động liên quan đến các thành phần khác. Sự quan trọng của mainboard không chỉ giới hạn trong lĩnh vực điện thoại, mà còn lan rộng đến các thiết bị khác như: PC, laptop, tivi,…
Main là tập hợp nhiều bộ phận còn được gọi là bo mạch chủ của điện thoại
Cấu tạo của main điện thoại
CPU
CPU (tên đầy đủ: Central Processing Unit), còn được gọi là bộ xử lý trung tâm, chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh trong chương trình bằng nhiều phép tính số học, logic, so sánh và hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản. Hiểu đơn giản, CPU hoạt động như một bộ não, điều khiển mọi hoạt động và tốc độ làm việc của điện thoại.
Cấu trúc bao gồm nhiều bóng bán dẫn siêu nhỏ thực hiện các phép tính bằng cách bật hoặc tắt. Bóng bán dẫn có kích thước nhỏ hơn giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ. CPU thường được sản xuất bằng phương pháp quang khắc. Trong quá trình này, hình ảnh của bộ xử lý trung tâm được tạo sẵn và khắc lên miếng silicon.
Tốc độ xử lý của CPU được đo bằng đơn vị GHzhoặc MHz, thể hiện tần số tính toán và làm việc. Tuy nhiên, tốc độ không phản ánh hiệu suất của tất cả các loại bộ xử lý trung tâm. Các nhà sản xuất CPU phổ biến: Qualcomm, Apple, Samsung, MediaTek, Huawei,…
CPU của nhà Qualcomm được sử dụng phổ biến trên các dòng điện thoại Android
GPU
GPU (tên đầy đủ: Graphics Processing Unit), còn được gọi là bộ xử lý đồ họa, một công cụ chuyên dụng cho đồ họa 3D, nhưng cũng có khả năng xử lý tốt cho các tác vụ 2D. Bộ xử lý đồ họa hoạt động dựa trênmô hình tam giác và thuật toán để tạo hiệu ứng bóng và môi trường 3D trên màn hình 2D.
Các hãng sản xuất GPU nổi tiếng bao gồm: ARM, Qualcomm và PowerVR.
GPU của nhà Qualcomm cũng được đánh giá cao tương tự với các dòng CPU
Bộ nhớ đệm cache L1 và L2
Bộ nhớ cache chạy ở tốc độ tương tự với CPU cấp độ một, được gọi là L1 (Level 1). Đây được coi là bộ nhớ đệm nhanh nhất và gần nhất với bộ xử lý trung tâm, mỗi lõi đều có cache L1 riêng.
Ở cấp độ thứ hai là L2, dung lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn so với L1, nhưng tốc độ tương đối chậm hơn. Cache L2 phục vụ cho tất cả các lõi CPU và là bộ nhớ đệm thống nhất cho toàn bộ SoC. Khi dữ liệu không có trong cache L1, bộ xử lý trung tâm sẽ truy xuất từ cache L2 trước khi thử trong bộ nhớ chính.
Dù chậm hơn so với L1, cache L2 vẫn nhanh hơn nhiều so với bộ nhớ chính. Ngoài ra, bộ nhớ cache này cũng hỗ trợ lưu trữ nhiều dòng lệnh và dữ liệu hơn so với L1.
Bộ nhớ đệm được sử dụng để tăng tốc độ truy cập dữ liệu cho CPU
Chip xử lý hiển thị và video
SoC (tên đầy đủ: System on a Chip) là một số phần chuyên dụng thực hiện nhiệm vụ lấy thông tin pixel từ bộ nhớ và liên kết với màn hình. Đây là thành phần cần thiết để chuyển đổi tín hiệu số từ CPU, GPU thành dữ liệu mà màn hình có thể hiển thị.
Một số ví dụ tiêu biểu về SoC như:
- Khi GPU xử lý quá trình 3D, cần một thành phần khác để mã hóa và đọc video. Chẳng hạn, khi xem video trên YouTube hay Netflix, dữ liệu video dạng nén phải được giải mã để hiển thị trên màn hình.
- Việc sử dụng camera để video chat cũng tương tự. Dữ liệu cần được mã hóa trước khi truyền đi.
SoC giúp mã hóa và đọc video call
RAM, ROM
RAM (tên đầy đủ: Random Access Memory) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình hoạt động của thiết bị. Khi bạn mở ứng dụng hoặc thực hiện các tác vụ, dữ liệu sẽ được tải vào bộ nhớ tạm để xử lý. RAM giúp tăng hiệu suất của điện thoại và cho phép bạn mở nhiều ứng dụng cùng lúc mà không gặp trục trặc.
ROM (tên đầy đủ: Read-Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, chứa các thông tin cố định được lưu trữ sẵn khi thiết bị được sản xuất bao gồm: các phần mềm cơ bản và hệ điều hành của điện thoại.
ROM giúp lưu trữ dữ liệu được cài đặt sẵn hoặc tải về của bạn
Các giao thức kết nối
Khả năng kết nối là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế của điện thoại thông minh. Các dòng smartphone hiện nay được trang bị nhiều tùy chọn kết nối và giao tiếp như: 4G, Wifi, bluetooth, NFC dựa vào sự hỗ trợ từ modem và các chip phụ.
Kết nối 4G phổ biến trên các dòng smartphone hiện nay
Các bộ phận khác
Ngoài những thành phần chính đã nêu ở trên, main điện thoại còn gồm các bộ phận khác như: camera, ISP (bộ xử lý tín hiệu hình ảnh), DSP (bộ xử lý tín hiệu số), DAC (bộ chuyển đổi tín hiệu điện từ sang Analog), loa và nhiều thành phần khác.
DSP giúp xử lý tính hiệu dưới dạng chuỗi những dãy số
Dấu hiệu hư main điện thoại
Do mọi hoạt động của điện thoại đi qua main nên hầu hết các dấu hiệu bất thường thường liên quan đến main. Một số dấu hiệu nhận biết sự cố trên main điện thoại bao gồm:
- Máy không thể khởi động khi bật nguồn, màn hình không hiển thị.
- Thường xuyên gặp tình trạng tắt máy và mất nguồn.
- Không thể kết nối qua WiFi, Bluetooth, 4G hoặc các kết nối không ổn định.
- Sóng mạng liên tục yếu, không ổn định.
- Màn hình cảm ứng không hoạt động.
- Mất chức năng đèn flash
- Thời gian sạc pin kéo dài mà không đầy.
Quá trình sạc pin kéo dài nhưng không đầy pin
Cách khắc phục điện thoại bị hư mainboard
Do main là một bộ phận phức tạp nên khi gặp sự cố sẽ rất khó để sửa chữa. Bạn hãy đưa điện thoại đến các trung tâm bảo hành và dịch vụ sửa chữa có uy tín để được kiểm tra. Trong trường hợp điện thoại của bạn vẫn chưa hết thời kỳ bảo hành, bạn có thể dẫn sản phẩm đến các trung tâm bảo hành của Thế Giới Di Động hoặc Neu-edutop.edu.vn để được hỗ trợ tư vấn.
Bạn nên đem điện thoại đến Neu-edutop.edu.vn để được kiểm tra
Cách kiểm tra main khi mua điện thoại cũ
Bạn nên yêu cầu người bán kiểm tra các linh kiện máy trong trường hợp bạn mua điện thoại cũ. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng của main điện thoại:
- Kiểm tra chân cắm của các con chip trên main để xem có bất kỳ vết nứt, gãy hoặc vết hàn (màu xám nhạt) hay không.
- Nếu main có vẻ bề ngoài mới, nhưng các linh kiện gắn trên nó lại có dấu hiệu sử dụng lâu, cho thấy điện thoại đã bị thay main mới nhưng các linh kiện cũ vẫn được sử dụng lại.
Bạn nên đem điện thoại đến Neu-edutop.edu.vn để được kiểm tra
Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc main điện thoại là gì. Bo mạch chủ có cấu tạo khá phức tạp với nhiều thành phần khác nhau. Do đó, nếu main không hoạt động bình thường thì bạn nên mang điện thoại đến cửa hàng để kiểm tra.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Main điện thoại là gì? Dấu hiệu hư main điện thoại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.