Mật ong ngâm gừng là một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Nhưng trong quá trình làm không ít người nhận thấy mật ong ngâm gừng bị sủi bọt. Vậy nếu tình trạng này xảy ra thì còn sử dụng được mật ong ngâm gừng không, chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.
Mật ong ngâm gừng
1. Tại sao mật ong ngâm gừng lại bị sủi bọt
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mật ong sủi bọt
Có thể là do mật ong vừa thu hoạch xong chưa qua xử lý công nghiệp, tức là mật ong nguyên chất thì thường sẽ có nhiều bọt hơn mật ong nuôi. Mật ong qua xử lý nhiệt sẽ làm mất một lượng dinh dưỡng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên chính là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn tại trong mật gây nên.
Cũng có thể do quá trình thu hoạch và vận chuyển, nếu sử dụng phương pháp gia công thủ công thì phấn hoa và sáp ong sẽ rất dễ bị lẫn trong mật. Đây cũng là nguyên nhân khiến mật ong nguyên chất dễ có bọt khí. Nếu thu hoạch bằng máy móc hoặc công nghệ thì phấn hoa và sáp ong sẽ được sàng lọc sạch sẽ và loại bỏ nên nhìn mật ong trông rất đẹp mắt và không hề có bọt khí.
Mật ong nguyên chất có các thành phần của tự nhiên, chứa rất nhiều hóa chất enzyme, prôtêin, acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng tạo ra bọt khí, khi để thời gian dài những bọt khí này sẽ nổi lên và tích tụ ở phía trên bề mặt.
Một nguyên nhân khác là do loại hoa ong lấy mật. Mỗi loại phấn hoa khác nhau sẽ mang một thành phần hóa học khác nhau. Thông thường mật ong rừng mang nhiều bọt khí hơn mật ong nuôi do phạm vi và mức độ phong phú của các loại phấn hoa mang lại.
Nhiệt độ cũng có thể khiến mật ong bị sủi bọt. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thất thường sẽ khiến nhiệt độ bên trong của mật ong tuần không khí có sự chênh lệch lớn dẫn đến hiện tượng sủi bọt khí trắng.
Cũng có thể do quá trình chúng ta chế biến gừng ngâm mật ong bằng phương pháp thông thường tại nhà có thể khiến mật ong bị sủi bọt.
Làm gì để tránh tình trạng mật ong bị sủi bọt ?
Để tránh mật ong có hiện tượng sủi bọt, ta cần hạn chế rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều.
Không vặn nắp chai hoặc lọ bảo quản mật ong quá chặt.
Nên tự để mật ong tan bọt và lắng xuống sau đó có thể dùng muỗng để vớt bọt ra ngoài.
Mật ong ngâm gừng sủi bọt có dùng được không?
2. Mật ong ngâm gừng sủi bọt có sử dụng được không ?
Với những lý do ở trên ta hiểu rằng mật ong ngâm gừng bị sủi bọt là do chúng ta dùng mật ong rừng nguyên chất không chứa chất phụ gia bảo quản để ngâm. Các chuyên gia đã giải thích rằng hiện tượng sủi bọt ở mật ong là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này chỉ là do quá trình lên men của mật ong và gừng gây nên. Vì thế mà ta có thể an tâm khi sử dụng mật ong gừng nếu thấy có hiện tượng sủi bọt.
3. Lưu ý trong quá trình sử dụng mật ngâm ong gừng
Chúng ta nên sử dụng mật ong rừng vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt. Mỗi lần chỉ nên sử dụng một đến hai thìa cà phê pha với nước ấm là có thể sử dụng được.
Không nên lạm dụng quá nhiều vì mật ong và gừng có thể gây nóng trong người và gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Nếu gừng ngâm mật ong có hiện tượng bị chua, mốc hoặc nổi váng trắng thì nên ngừng sử dụng ngay.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc mật ong ngâm gừng bị sủi bọt thì còn sử dụng được không. Để biết thêm những thông tin và kiến thức bổ ích hãy thường xuyên truy cập Topcachlam nhé.
Topcachlam
Đăng bởi: Nguyên Lê
Từ khoá: Lý giải nguyên nhân mật ong ngâm gừng bị sủi bọt
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lý giải nguyên nhân mật ong ngâm gừng bị sủi bọt của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.