Bạn đang xem bài viết Loạn thị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một bệnh về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt người bình thường, sau khi đi qua giác mạc các tia hình ảnh hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Còn ở mắt người bị loạn thị, các tia hình ảnh này hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc khiến cho hình ảnh nhìn thấy bị nhòe, mờ. Loạn thị do giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi.
Loạn thị có thể là:
Loạn thị do bề mặt giác mạc không trơn láng mà gồ ghề nhấp nhô: không chỉnh được bằng kính, chẩn đoán bằng bản đồ giác mạc.
Loạn thị do độ cong của các trục giác mạc khác nhau: chỉnh được bằng kính, chẩn đoán bằng đo khúc xạ.
– Loạn thị thuận (theo quy tắc): khi trục hội tụ mạnh là trục đứng 900.
– Loạn thị nghịch (không quy tắc): khi trục hội tụ mạnh là trục ngang 1800.
– Loạn thị chéo: khi trục hội tụ mạnh hơn là trục chéo từ 450 đến 1350.
Triệu chứng bệnh loạn thị
Loạn thị có các triệu chứng thường gặp như:
– Hình ảnh bị biến dạng, méo mó, mờ mắt, nhìn hình thấy có bóng.
– Mỏi mắt, nhức đầu.
– Nheo mắt thường xuyên.
Nguyên nhân loạn thị
Do giác mạc
1. Do độ cong giác mạc không đều dẫn đến độ hội tụ giữa các trục khác nhau, dẫn đến ánh sáng bị khuếch tán không hiện đúng lên võng mạc gây ra triệu chứng mờ mắt. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải sau các phẫu thuật ở mắt
2. Do độ dày của giác mạc không đều, bề mặt nhấp nhô ảnh hưởng đến sự hội tụ ánh sáng gây ra mờ mắt, thường do bẩm sinh, thường thị lực rất khó cải thiện
Do thủy tinh thể: do độ cong bất thường của thủy tinh thể
Điều trị loạn thị
Mục tiêu: điều chỉnh độ cong không đồng đều gây mờ mắt.
Điều trị loạn thị gồm đeo kính để hiệu chỉnh và phẫu thuật khúc xạ.
Đeo kính để hiệu chỉnh: giúp trung hòa độ cong vốn không đồng đều của giác mạc. Các loại kính thuốc để điều chỉnh bao gồm:
– Kính gọng đeo mắt: giúp cải thiện hình dạng không đồng đều của mắt.
– Kính áp tròng: điều chỉnh cả giác mạc và loạn thị thể thủy tinh: nhìn rõ khi có mang contact lens (thường là lens mềm)
– Ortho – K: Người bị loạn thị đeo kính áp tròng cứng orthokeratology trong 6-8h giờ/ngày cho tới khi độ cong của mắt được điều chỉnh để đạt được thị lực tối đa và sau đó vẫn tiếp tục đeo kính để duy trì hình dạng mới.
Phẫu thuật khúc xạ: giúp định hình lại các bề mặt của mắt. Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm:
– Phẫu thuật LASIK: là một phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ sử dụng keratome (dao mổ giác mạc) để cắt gọt, chỉnh sửa hình dáng của giác mạc.
– Photorefractive keratectomy (PRK): bác sĩ lấy lớp biểu mô bảo vệ bên ngoài giác mạc sau đó sử dụng laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc.
– Laser hỗ trợ subepithelial keratomileusis (LASEK): là phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động thể lực gây ra cho mắt. LASEK là lựa chọn tốt cho người có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc khi chơi thể thao.
Phòng ngừa loạn thị
Có thể kiểm soát, phòng ngừa loạn thị này nếu áp dụng chế độ nghỉ ngơi, hoạt động hợp lý:
– Học tập và làm việc ở nơi có ánh sáng tốt, không để mắt bị chói.
– Khi viết cần ngồi thẳng, không cúi sát.
– Không nên làm việc, xem tivi liên tục quá 1 giờ, dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác, bằng cách chớp mắt, nhìn vào cây cối, hoa lá hoặc bất cứ thứ gì ở bên ngoài.
– Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
– Bỏ những thói quen có hại cho mắt (như đọc sách hoặc viết bài khi nằm, quỳ hoặc khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay; tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn)
Loạn thị có thể gây mờ mắt, mờ mắt có thể xảy ra nhiều hơn trong một hướng hoặc theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo.
Điều trị bằng cách mang kính có độ thích hợp, nên mang kính thường xuyên và kiểm tra kính mỗi 06 tháng.
(Hình ảnh tổng hợp từ eyecarebusiness.com, rselbyod.com, goolge,…)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Mai Thị Hương Thảo
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở 2)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Loạn thị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.