Bạn đang xem bài viết Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Cốt toái bổ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cốt toái bổ được biết đến như một cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, dược liệu này còn có những tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn? Cùng Nhà thuốc An Khang tham khảo thông tin chi tiết về loài cây này trong bài viết dưới đây nhé.
Ở Việt Nam, cốt toái bổ mọc hoang ở núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi. Thân rễ/củ của loài thực vật này có rất nhiều tác dụng và đã được ứng dụng trong cả Đông y lẫn Tây y.
Cốt toái bổ là gì?
Cốt toái bổ có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm, thuộc họ dương xỉ (danh pháp khoa học: Polypodiaceae)
Một số tên gọi khác của cốt toái bổ có thể kể đến như tổ diều, hầu khương, tắc kè đá, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái…
Cốt toái bổ thường mọc ở các vùng núi đá, dọc các con suối và rừng tại các tỉnh giáp với Trung Quốc.
Cốt toái bổ có chiều cao khoảng 20–40cm, sống lâu năm, sống riêng trên các hốc đá, phát triển tốt trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si lớn. Thân rễ mọc lan, dày và dẹt, phủ đầy lông dạng vảy màu nâu nhạt, vảy có hình ngọn giáo hẹp.
Phần thân rễ có khả năng phân nhánh và mọc nhiều chồi nên rất khó phân biệt được từng cá thể. Do số lượng cốt toái bổ trong tự nhiên hạn chế, và bị khai thác quá mức nên nguồn cung cốt toái bổđang dần cạn kiệt.Vì vậy chúng đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, cần được bảo tồn.
Trong cốt toái bổ có tổng cộng tới 369 hợp chất đã được phát hiện, có ít hơn 50 hợp chất khí không phân tách. Trong đó có các chấtchống oxy hoá như flavonoid,proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.
Thân rễ cốt toái bổ chứa 25 – 34,89% glucose, hesperidin, 1,42% flavonoid toàn phần và 1%naringin.
Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, là vị thuốc làm mạnh gân xương, hoạt huyết, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Là dược liệu thường được dùng để chữa gãy xương lâu lành, người già bị suy nhược, thận hư yếu khiến chân răng chảy máu, miệng khát, bong gân, sai khớp, đau lưng mỏi gối,…
Công dụng của Cốt toái bổ
Bổ can thận, ngăn ngừa loãng xương
Trong y học cổ truyền Trung Quốc thân rễ khô của cốt toái bổ thường được sử dụng như một loại thảo mộc bổ thận và chống loãng xương. Điều trị hội chứng suy nhược và các bệnh liên quan đến xương, chẳng hạn như gãy xương, loãng xương và viêm khớp hàng mạn tính.[1]
Trong cả nghiên cứu in vitro, in vivo và phân tích hóa thực vật của RD chỉ ra rằng flavonoid có trong cốt toái bổ là một trong những hoạt chất chịu trách nhiệm cho các hoạt động bảo vệ xương.[2]
Diệt vi khuẩn đường miệng
Nghiên cứu hoạt động chloroform trong cốt toái bổ giúp đánh giá tác dụng kháng khuẩn của phân đoạn chloroform với kháng sinh chống lại mầm bệnh do vi khuẩn gây ra.[3]
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, Cloroform từ cốt toái bổ kết hợp với ampicillin hoặc gentamicin đã tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn được thử nghiệm trong vòng 3 – 4 giờ. Hoạt tính cao nhất có thể chống lại mầm bệnh nha chu Prevotella intermedia và Porphylomonas gingivalis.
Giảm lipid máu và phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch
Các hoạt tính sinh học của hợp chất flavonoid có trong cốt toái bổ giúp điều hòa lipid máu.[4]
Naringnin có trong thân rễ cốt toái bổ có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL-C (xấu) và triglyceride trong huyết tương cũng như ức chế hấp thu glucose. Mặt khác, nó cũng làm tăng lipoprotein cholesterol HDL-C (tốt) và điều hòa quá trình giảm các gen liên quan đến xơ vữa động mạch.
Theo đặc tính chống tăng cholesterol có vẻ như naringin cũng góp phần vào tác dụng hạ cholesterol máu thông qua hoạt động các chất hóa học trung gian để đáp ứng với tình trạng ăn nhiều cholesterol.[5]
Giảm đau và an thần
Các hợp chất flavonoid là thành phần hoạt động chính của cốt toái bổ có các hoạt tính sinh học giúp chống viêm và giảm đau.
Flavonoid còn giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào và chống lại các gốc tự do gây ra stress oxy hóa trên cơ thể. Nói một cách đơn giản, chúng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc và tác nhân gây căng thẳng hàng ngày.[6]
Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Cốt toái bổ
Liều lượng và cách dùng
– Liều dùng của cốt toái bổ có thể khác nhau đối với từng người bệnh.
– Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn cần thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
– Thông thường, bạn có thể dùng 6–12g thân rễ cốt toái bổ khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
– Hơn nữa, bạn có thể dùng ngoài bằng cách dùng thân rễ tươi giã nát, đắp lên vết thương hoặc sao cháy dược liệu, tán thành bột rồi rắc lên vết thương.
Lưu ý
Tác dụng phụ có thể gặp:
– Hạ huyết áp
– Đau đầu, chóng mặt
– Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn)
Tương tác thuốc:
– Ráng bay (Drynaria quercifolia) và Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ) cũng được thu hái để bào chế thành dược liệu cốt toái bổ. Do đó cần tránh nhầm lẫn khi lựa chọn nguyên liệu.
– Không tự ý phối hợp các vị dược liệu với nhau.
– Cốt toái bổ là vị thuốc bồi bổ sức khỏe và làm mạnh gân xương, tuy nhiên cần tránh tình trạng lạm dụng bài thuốc từ dược liệu này. Để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, nên chủ động trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
– Thông báo cho bác sĩ biết về việc bạn đang bị bệnh gì kèm theo và thuốc bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc
Thận trọng ở một số đối tượng
– Không dùng cho người âm hư, huyết hư và không có thực nhiệt.
– Thận trọng khi dùng cho trường hợp thiếu máu kèm nội nhiệt và ứ máu.
– Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cốt toái bổ. Để điều trị có hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh không nên tự ý sử dụng vị dược liệu này mà hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tuân thủ liều lượng khi dùng.
Nguồn: Wikipedia,NIH
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
>>>>>Bệnh viêm khớp là gì? nguyên nhân và cách điều trị
>>>>> Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị
-
Xương Khớp Nhất Nhất trị đau lưng, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp
105.000₫
/Hộp
Nguồn tham khảo
-
Chinese Herbal Medicine for Osteoporosis: A Systematic Review of Randomized Controlled Trails
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3572690/
-
Effects of eleven flavonoids from the osteoprotective fraction of Drynaria fortunei (KUNZE) J. SM. on osteoblastic proliferation using an osteoblast-like cell line
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18175973/
-
Antimicrobial activity of the chloroform fraction of Drynaria fortunei against oral pathogens
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28367899/
-
On the Inhibitory Effect of Drynaria Fortunei Extract on Human Myeloma SP20 Cells
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3847433/#R7
-
Antihypercholesterolemic property of naringin alters plasma and tissue lipids, cholesterol-regulating enzymes, fecal sterol and tissue morphology in rabbits
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15380892/
-
What Are Flavonoids? Everything You Need to Know
https://www.healthline.com/health/what-are-flavonoids-everything-you-need-to-know
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Cốt toái bổ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.