Giải Lịch sử 4 Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại những kiến thức lý thuyết trọng tâm, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK Lịch sử 4 trang 55, 56.
Qua đó, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 22 Lịch sử 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Lịch sử 4 Bài 22 trang 56
Dựa theo bản đồ Việt Nam, em hãy mô tả hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía nam?
Trả lời:
- Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam.
- Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
- Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Do vậy, một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.
Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 56
Câu 1
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và cư dân thưa thớt. Từ lâu, những người nông dân nghèo khổ ờ phía bắc đã di cư vào đây khai phá, làm ăn.
Cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn rất quan tâm tới việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang lập làng, lập ấp.
Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.
Câu 2
Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
Trả lời:
Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Lúc đó, từ Phú Yên trở vào có rất nhiều dân tộc sinh sống (người Chăm, người Khơ-me và các dân tộc ở Tây Nguyên). Người Việt đã cùng với các dân tộc anh em sống hoà hợp với nhau, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và ách áp bức bóc lột. Nền văn hoá lâu đời của các dân tộc hoà vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hoá chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hoá thống nhất và có nhiều bản sắc.
Lý thuyết bài Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
- Vì Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt
- Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.
- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong.
- Lực lượng khai hoang là nông dân và quân lính.
- Chính quyền chúa Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
- Đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- Người đi khẩn hoang đã lập bảng, lập ấp mới.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử lớp 4 Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong Giải bài tập Lịch sử 4 trang 55 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.