Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 83, 84, 85, 86, 87, 88 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) của Chương 6: Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527).
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 17 chương 6 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn nhé:
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 17
1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ
Câu 1: Hãy cho biết Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?
Trả lời:
Vương triều Lê sơ được thành lập:
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.
- Niên hiệu Thuận Thiên
- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
- Đóng đô tại Thăng Long.
Câu 2: Tư liệu 1 thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ như thế nào?
Trả lời:
Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ
- Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc
- Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.
2. Tình hình kinh tế, xã hội
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ
Hướng dẫn trả lời:
– Nông nghiệp: Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:
- Đặt ra các quan chuyên trách như: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…
- Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.
- Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
- Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.
- Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
– Thủ công nghiệp:
- Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm,…phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.
- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh ở các làng nghề tại Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội),…
– Thương nghiệp:
- Triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữ các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.
- Thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,… Các sản phẩm như: tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản,… rất được ưa chuộng.
3. Phát triển văn hóa giáo dục
Hãy trình bày những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.
Trả lời:
a. Những thành tựu về văn hóa:
– Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chiếm vị thế độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.
– Văn học:
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
– Sử học có nhiều bộ sử lớn như: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
– Địa lí có các tập Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ…
– Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
– Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
– Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
b. Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.
- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho.
- Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để vinh danh những người đỗ đạt.
4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu
Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc
Trả lời:
a. Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
b. Đóng góp của các danh nhân:
– Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.
- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
– Lê Thánh Tông:
- Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.
- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
– Ngô Sĩ Liên:
- Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.
- Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
– Lương Thế Vinh:
- Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.
- Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).
- Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi là “Trạng Lường”.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 17
Luyện tập 1
Tình hình kinh tế thời Lê sơ có điểm gì giống và khác với thời Trần? Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
So sánh | Thời Trần | Thời Trần Thời Lê Sơ | |
Giống nhau | |||
Khác nhau |
Nông nghiệp |
||
Thủ công nghiệp |
|||
Thương nghiệp |
Trả lời:
So sánh | Thời Trần | Thời Trần Thời Lê Sơ | |
Giống nhau |
– Nhà nước chăm lo phát triển nông nghiệp thông qua nhiều chính sách tiến bộ. Ví dụ: Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; Quan tâm đến đê điều, thủy lợi…. – Thủ công nghiệp: + Bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. + Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề chuyên sản xuất một mặt hàng chuyên biệt. – Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. |
||
Khác nhau |
Nông nghiệp |
– Khuyến khích vương hầu, quý tộc mộ dân khai hoang, lập nên các điền trang – Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo nông nghiệp. |
– Thực hiện chia ruộng đất cho nông dân theo phép “quân điền”. |
Thủ công nghiệp |
– Sản phẩm thủ công nghiệp rất đa dạng, chủ yếu được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long. |
– Sản xuất thủ công nghiệp có bước phát triển cao hơn về kĩ thuật. – Nghề sản xuất gốm sứ theo các đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh. |
|
Thương nghiệp |
– Các cửa khẩu dọc biên giưới và các cửa biển như Vân Đồn, Hội Thống… trở thành những nơi buôn bán tấp nập. |
– Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng hơn trước. – Thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kì… |
Luyện tập 2
Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết luật pháp thời Lê sơ có những điểm gì tiến bộ
Trả lời:
Luật pháp thời Lê sơ có những điểm tiến bộ:
- Con gái được quyền thừa kế tài sản như con trai
- Khi phân chia tài sản thì hai vợ chồng đều được chia đôi.
- Người chồng có thái độ lạnh nhạt, không đi lại với vợ trong năm tháng thì người vợ được phép bỏ chồng
Những điểm trên nhằm bảo vệ người phụ nữ.
Vận dụng
Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay?
Trả lời:
Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị:
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển.
- Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) Soạn Sử 7 trang 83 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.