Làng nghề thủ công Bor Sang nằm cách thành phố cổ Chiang Mai khoảng 9 km về phía Đông. “Bo Sang” trong tiếng Thái có nghĩa là ‘”chiếc ô”. Trước kia, nơi đây thuộc Vương quốc Lanna cổ, có nhiều ngôi đền đẹp, ruộng lúa rộng cánh cò bay cùng làng nghề làm ô thủ công đã có hơn 5 thế kỷ làng nghề.
Bor Sang nổi tiếng trên cả nước về nghề làm giấy thủ công. Được biết đến với hàng thủ công chất lượng xuất sắc cũng như thiết kế chữ ký hoa, làng Bor Sang đã nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài – cho nên nhắc đến cái tên Bor Sang người ta nghĩ ngay với nghề thủ công giấy và chiếc ô. Ở Ngôi làng nhỏ này có những gia đình làm ô truyền từ đời này qua đời khác và nổi tiếng khắp nới với những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt. Tất cả người dân trong làng đều sống bằng nghề làm ô thủ công.
Nguồn gốc của nghề thủ công của chiếc ô Bor Sang khá mơ hồ, nhưng tất cả những câu chuyện dường như đều liên quan đến một nhà sư hành hương đã dừng lại để thực hành thiền định trong làng. Nhà sư đã giới thiệu công việc này đến người dân trong làng, trong những ngày đầu, người dân sẽ làm ô dù trong thời gian trước vụ mùa.
Khi đặt chân đến Bor Sang, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi những ô giấy bằng giấy màu rực rỡ ở các cửa hàng bên đường. Du khách sẽ tìm thấy rất nhiều ô dù được làm bằng tay, dù nhỏ, dù lớn, vườn hoa hoặc hàng hiên và các sản phẩm thủ công khác – tất cả đều được làm từ giấy sa (được sản xuất từ vỏ cây dâu tằm) và gần đây hơn, là sự phát triển của sợi bông. Thiết kế cũng đã phát triển, từ những mẫu hoa ban đầu cho tới những khung cảnh đẹp của vùng nông thôn Chiang Mai và thậm chí những hình mẫu họa tiết trừu tượng.
Quy trình làm ra một chiếc ô đẹp mà du khách được nhìn thấy là phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Đầu tiên, người ta dùng đến giấy Saa chính là phần che phủ trên thân ô. Và để làm nên những tấm giấy đặc biệt này, người ta cũng phải trải qua cả một quá trình. Giấy Saa (hay còn gọi là giấy kozo, giấy dâu tằm, rice paper…) được làm từ vỏ cây Sa (tên gọi Thái Lan , hay ở Việt Nam gọi là cây dâu tằm, 1 loại cây được trồng rất nhiều tại các nước Đông Nam Á). Cây dâu tằm được chọn làm giấy bởi sợi cây dài hơn các loại bột giấy khác nên giúp cho giấy có độ bền cao hơn trong khi vẫn rất nhẹ.
Mỗi năm một lần sau mùa mưa, vỏ cây sẽ được tước ra một cách nhẹ nhàng mà không làm thương tổn cây, sau đó cây vẫn có thể tự tái tạo lại lớp vỏ mới. Vỏ cây sau khi bóc được ngâm trong nước từ 2-4 tiếng rồi đem đi luộc chung với bột tro từ 3-4 tiếng, sau đó sẽ được rửa sạch với nước lạnh. Sau quá trình đó người nghệ nhân dùng một chiếc búa gỗ đập liên tục lên mớ vỏ cây đến khi vỏ mềm ra và ngâm vào một bồn nước lớn.
Khoảng 1 tiếng/lần người ta sẽ dùng một cây gỗ dài để khuấy cho vỏ cây tan ra. Quá trình này được thực hiện liên tục trong vài ngày, những chiếc khay vuông với lưới dày đặc được nhúng vào trong nước và vớt ra, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bột giấy tan ra từ vỏ cây sẽ đọng trên khay thành một lớp mỏng. Khay được mang ra phơi ngoài nắng 20 phút và thành một tấm giấy Saa. Để tăng tính đa dạng, trong quá trình làm giấy các nghệ nhân có thể thêm vào các loại lá cây, bột màu tự nhiên….
Làm khung tre và sơn trang trí cũng rất công phu giống như làm giấy Sa. Các ống tre sau khi cắt sẽ ngâm trong một dung dịch chống mối mọt rồi mới chẻ nhỏ làm ô. Sau khi tạo hình, khung ô tre sẽ ngâm qua dung dịch này một lần nữa.
Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một chiếc ô là những nghệ nhân nơi đây trang trí, vẽ hoạ tiết trên ô, phổ biến là họa tiết hoa lá và chim muông. Vậy là đã hoan chỉnh xong một chiếc ô đẹp mắt.
Ô Bor Sang có nhiều kích thước, hoạ tiết. Chiếc ô lớn nhất thế giới với đường kính hơn 2m ghi danh kỷ lục Guiness nhân sự kiện Sea Games tổ chức ở Chiang Mai năm 1996, làng vẫn còn lưu giữ đến nay.
Đến với làng Bor Sang chắc chắn du khách chỉ muốn dành cả ngày để đi dạo và hưởng cảm giác yên bình dân dị. Ngoài các cửa hàng thủ công, bán ô dù và các sản phẩm giấy, điểm nổi bật chính là nhà máy sản xuất ô dù, nơi du khách có thể xem các thợ thủ công và phụ nữ lắp ghép từng công đoạn của một chiếc ô.
Trong một thiết lập dây chuyền lắp ráp, du khách sẽ có thể tham quan tất cả các trạm, từ việc chế tạo các bộ phận nhỏ nhất đến các bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh, trạm vẽ (bãi cỏ xanh với những ô có màu sắc rực rỡ) và thành phẩm đã sẵn sàng để trưng bày tại các cửa hàng thủ công.
Tham quan làng nghề Bo Sang, bên cạnh việc xem những nghệ nhân tài hoa ở đây làm ra những chiếc ô giấy xinh xắn, du khách đừng quên mua món quà lưu niệm đặc trưng của làng nghề này nhé!
Đăng bởi: Trần Hà
Từ khoá: Làng nghề thủ công Bor Sang – điểm đến thú vị ở Thái Lan
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Làng nghề thủ công Bor Sang – điểm đến thú vị ở Thái Lan của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.