Bạn đang xem bài viết Làm sao để biết trẻ gặp ác mộng, nguyên nhân và cách làm dịu trẻ? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ em cũng là đối tượng gặp phải ác mộng thường xuyên, nhất là vào giai đoạn trẻ mầm non, trẻ mới biết đi. Vậy làm sao để biết trẻ gặp ác mộng, nguyên nhân và cách làm dịu trẻ để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn? Cùng tìm hiểu với Neu-edutop.edu.vn nhé!
Làm sao để biết trẻ gặp ác mộng?
Dấu hiệu nhận biết trẻ gặp ác mộng khi ngủ đó là trẻ thường giật mình tỉnh giấc khi trời gần sáng. Khi tỉnh dậy, trẻ cảm thấy hoảng sợ, khóc quấy lên và bám lấy người thân, sau đó cũng khó mà ngủ trở lại được.
Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt ác mộng với chứng kinh hoàng ban đêm khi chỉ xảy ra vào 1/3 đầu của giấc ngủ. Trẻ thường sẽ có biểu hiện ngủ say, không mơ nhưng lại kích động mạnh, không thể an ủi khi mắc hội chứng này. Sau đó thì trẻ tự ngủ lại và không nhớ gì đã xảy ra khi thức giấc.
Nguyên nhân khiến trẻ gặp ác mộng
Có nhiều yếu tố xuất phát từ cuộc sống ảnh hưởng đến tinh thần, từ đó kích thích các cơn ác mộng xảy ra ở trẻ, một số nguyên nhân gây ác mộng có thể kể đến như:
- Kích thích cảm giác sợ hãi trước khi ngủ: Do trước khi ngủ trẻ đã nghe những câu chuyện sợ hãi như chuyện ma hoặc xem một chương trình TV nào đó gây ám ảnh, khó chịu,…
- Trạng thái căng thẳng do tác động của yếu tố bên ngoài: Có thể là trẻ đang bị ốm, bệnh tật hoặc gặp phải những thay đổi môi trường sống như chuyển từ ở chung bố mẹ sang sống một mình, phải ở xa bố mẹ thời gian dài.
Cách làm dịu trẻ sau cơn ác mộng
Khi trẻ gặp phải ác mộng rồi giật mình tỉnh giấc, bạn có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu trẻ sau cơn ác mộng:
- Trấn an tinh thần của trẻ: Bạn hãy tiến đến gần trẻ để ôm, xoa lưng và vỗ về trẻ, giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Hoặc bạn có thể tìm và đưa cho bé một con thú nhồi bông, đồ chơi yêu thích để cầm, tạo cảm giác an toàn.
- Giải thích về cơn ác mộng: Nếu bé đủ lớn để hiểu thì bạn có thể giải thích về cơn ác mộng vừa xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn giải thích “đó chỉ là một giấc mơ” thì trẻ khó có thể hiểu được, vì trẻ không thể phân biệt được thực và mơ.
- Điều chỉnh không gian phòng ngủ: Sau khi trẻ đã bình tĩnh thì bạn có thể bật đèn và mở cửa phòng, tạo cảm giác như bạn luôn kề bên để trẻ an tâm ngủ lại. Tuy nhiên, nếu bạn đưa bé lên giường ngủ với mình sau ác mộng thì điều này có thể tạo nên thói quen khó sửa.
Tham khảo: Tuyển tập 10 truyện cổ tích kể cho bé ngủ ngon mỗi đêm
Làm sao để hạn chế cơn ác mộng xảy ra với trẻ?
Bạn có thể hạn chế những cơn ác mộng xảy ra với trẻ ở tần suất thấp hơn bằng những cách như:
- Tạo thói quen bình yên trước khi ngủ: Bạn có thể cho trẻ nghe những bài hát êm dịu, kể một câu chuyện nhẹ nhàng hoặc tắm bằng nước ấm cho trẻ, tạo cảm giác bình yên.
- Giữ nhiệt độ phòng phù hợp: Bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, dễ chịu nhất, không quá nóng hay quá lạnh. Tốt nhất là ở khoảng 18 độ C, theo National Sleep Foundation.
- Điều chỉnh ánh sáng phòng ngủ phù hợp: Nếu trẻ sợ bóng tối thì phòng quá tối sẽ khiến trẻ sợ, do đó bạn nên bật đèn. Tuy nhiên, nếu phòng quá sáng cũng khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, do đó bạn chỉ nên bật đèn ở mức vừa phải.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch để ít bị ốm vặt.
Nếu trẻ gặp phải cơn ác mộng kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về vấn đền gặp ác mộng ở trẻ mà nhiều bậc phụ huynh nên quan tâm. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm sao để biết trẻ gặp ác mộng, nguyên nhân và cách làm dịu trẻ? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.