Bạn đang xem bài viết Làm gì khi con bị trầy xước tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trẻ bị trầy xước ngoài da
– Khi trẻ bị trầy xước ngoài da, mẹ cần rửa sạch vết thương với xà phòng và nước ấm. Mẹ không nên bôi các loại nước khử trùng khác vì chúng vừa chứa ít chất sát khuẩn, vừa có thể làm bé đau.
– Nếu vết thương có diện tích lớn hay rỉ máu, mẹ cần bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh. Sau đó, dùng gạc vô trùng băng lại.
Những điều mẹ cần lưu ý khi sử dụng băng gạc:
– Không nên băng quá chặt ở những vùng như ngón tay hay ngón chân của trẻ. Vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.
– Nên kiểm tra vết thương hàng ngày khi thay băng.
– Nếu băng gạc dính quá chặt và khó tháo gỡ, mẹ hãy ngâm nước ấm rồi gỡ sau để tránh làm rách vết thương.
Khi trẻ bị thương bằng những vết cắt, vết rách rỉ máu
– Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh để vừa trấn an con, giúp bé đỡ sợ hơn, vừa để làm tốt các bước sơ cứu cho bé.
– Những vết cắt này nghiêm trọng hơn vết trầy xước rất nhiều. Chúng không chỉ là tổn thương ngoài da, mà còn ảnh hưởng đến các mô dưới da làm cho bé chảy máu.
Cách sơ cứu như sau:
– Mẹ dùng gạc hoặc khăn sạch đè lên vết thương khoảng từ 5 – 10 phút. Tránh mở ra sớm để quan sát vết thương.
– Nếu sau 5 phút giữ chặt vết thương mà máu vẫn chảy, mẹ cần mang bé đến cơ sở y tế gần nhất.
– Nếu vết thương nhỏ, có thể tự liền mép, mẹ có thể tự làm sạch và băng vết thương cho bé tại nhà.
– Hãy sử dụng nước sạch để rửa vết thương cho bé. Tránh sử dụng cồn hay oxi già vì sẽ khiến vết thương lâu lành và có thể làm đau bé.
Phòng ngừa rủi ro
Mẹ có thể hạn chế tối đa việc bị thương và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bằng những cách như sau:
– Giữ những vật nguy hiểm, sắc nhọn và dễ gây thương tích tránh xa tầm tay bé.
– Khi bé lớn hơn, mẹ có thể dạy bé cách sử dụng những đồ vật như dao, kéo đúng cách và an toàn.
– Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của nhà ở, sân vườn…
– Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị sẵn một số dụng cụ sơ cứu trong nhà để kịp thời sơ cứu khi bé bị thương.
Khi bé khóc hay có những phản ứng thái quá về vết thương, bên cạnh việc lau rửa, mẹ hãy nhẹ nhàng hôn lên vết sưng hoặc vết bầm nhỏ của bé. Điều này sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn học cách bảo vệ bé yêu thật tốt nhé!
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm gì khi con bị trầy xước tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.