Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 54→58.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 8 trang 54, 55, 56, 57, 58 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu về các biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 8
Luyện tập 1
Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
A. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.
B. Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh thì lợi ích của doanh nghiệp sẽ thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
C. Chỉ cần chủ doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, còn người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp thì không cần.
Gợi ý đáp án
– Ý kiến A, sai. Vì: Đạo đức kinh doanh được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, như:
+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng.
+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động.
+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội.
+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau.
– Ý kiến B, đúng. Vì: việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ đem đến nhiều lợi ích lớn đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
– Ý kiến C, sai. Vì: chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.
Luyện tập 2
Gợi ý đáp án
– Trường hợp A. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: nhân viên của công ty X có thái độ tiêu cực, không phù hợp khi phục vụ khách hàng.
– Trường hợp B. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp X thực hiện hành vi ép giá nông sản; không đảm bảo lợi ích cho đối tác (bà con nông dân).
– Trường hợp C. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp P đã đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết.
– Trường hợp D. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: cửa hàng của anh X luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
– Trường hợp E. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: công ty T đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ.
Luyện tập 3
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
– Trong tình huống trên, doanh nghiệp chế biến nông sản H đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, như:
+ Cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất.
+ Xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.
– Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ:
+ Yêu cầu chủ doanh nghiệp chấm dứt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh này, đồng thời thực hiện việc: sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất; xử lí chất thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường.
+ Nếu chủ doanh nghiệp không chấp nhận, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên, em sẽ từ chối làm việc, thu thập các thông tin, chứng cứ và gửi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi trái đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp H.
Luyện tập 4
Gợi ý đáp án
♦ Đồng tình với ý kiến: để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.
♦ Một số biện pháp để thực hiện và nâng cao đạo đức kinh doanh:
– Về phía nhà nước:
+ Xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lí đủ mạnh, có tính răn đe cao.
+ Xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp
+ Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp
+ Tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề
– Về phía doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp:
+ Bản thân đội ngũ doanh nhân phải tự nâng cao năng lực, phẩm chất; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh; luôn khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội.
+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình.
+ Luôn tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.
– Về phía người tiêu dùng, cộng đồng xã hội:
+ Ủng hộ và ưu tiên sử dụng hàng hóa của những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.
+ Có thái độ phê phán, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Luyện tập 5
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tình huống: Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.
Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên.
b) Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?
Gợi ý đáp án
♦ Yêu cầu a) Các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Điều này thể hiện ở chi tiết: lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường.
♦ Yêu cầu b) Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện việc:
+ Niêm yết mức giá các mặt hàng thực phẩm một cách rõ ràng.
+ Không tăng giá, duy trì mức giá các mặt hàng thực phẩm như bình thường; hoặc có thể thực hiện việc hỗ trợ những người dân gặp khó khăn thông qua việc giảm giá.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 8
Vận dụng 1
Em hãy sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.
Vận dụng 2
Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh Sách Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.