Đền Cô Bơ là một ngôi đền linh thiêng, nằm tiếp giáp với 5 huyện và được người dân ví von rằng “một tiếng gà gáy 5 huyện nghe”. Trong bài viết này, chúng mình sẽ gửi đến bạn những chia sẻ hữu ích xung quanh việc đi lễ đền Cô Bơ sao cho thành tâm nhất để được Cô chứng giám và phù hộ độ trì nhé!
Ảnh Cô Bơ
1. Đền Cô Bơ ở đâu?
Cô Bơ là một trong những vị thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô, được người dân hết lòng tôn kính và thờ phụng suốt bao đời nay. Đền Cô Bơ ở đâu cũng là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.
Hiện nay, đền Cô Bơ nằm ở xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba Bông bến Đò Lèn. Vào những năm 1940, ngôi đền bị quân Nhật tàn phá, sau này đã được tôn tạo lại và được cấp Chứng nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.
Đền Cô Bơ nổi tiếng là cõi “trên bến dưới thuyền”, xung quanh đền người dân sinh sống đông đúc nhộn nhịp, du khách thập phương lũ lượt đổ về đây để kêu cầu, xin lộc. Hiện nay, ngay trước cổng đền đã được xây dựng bến thuyền rộng rãi, sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về thắp hương thờ phụng thánh cô.
Đền Cô Bơ nằm ở xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba Bông bến Đò Lèn
Ngoài đền Cô Bơ ở Thanh Hóa, du khách cũng có thể ghé thăm đền Cô Bơ ở một số địa điểm sau:
2. Đi đền Cô Bơ cầu gì?
Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ là một nơi rất linh thiêng, nếu ai gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm khấn vái, cầu xin thì sẽ được Cô phù hộ độ trì, dang tay cứu giúp. Chính vì thế du khách thập phương ở khắp mọi nơi đều tìm về đền Cô dâng lễ, dâng hương cầu cô ban cho sức khỏe, bình an, vạn sự hanh thông, thuận lợi.
Không chỉ vậy, khi Cô Bơ về ngự đồng thường làm phép ban thuốc chữa bệnh cho dân lành, nên người dân thường đến xin cô thuốc chữa bệnh mỗi khi cô an tọa.
Đền Cô Bơ rất linh thiêng, nếu ai gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm khấn vái, cầu xin thì sẽ được Cô phù hộ độ trì, dang tay cứu giúp
3. Đường đi đền Cô Bơ Thanh Hóa?
Để đến đền Cô Bơ bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc tàu hỏa. Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn có thể đi theo chỉ dẫn sau:
Để đến đền Cô Bơ bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc tàu hỏa
4. Sự tích về Cô Bơ
Cô Bơ hay còn được gọi với những cái tên khác như Cô Bơ Bông, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Bơ Thoải Cung… Có rất nhiều huyền thoại xoay quanh thân thế và cuộc đời của vị Thánh cô này tài sắc này.
Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích Cô Bơ ở ngã ba Bông như sau. Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi trong một đêm mộng thấy một nữ thủy thần về báo mộng: “Ta là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả?”.
Vua Lê Lợi giật mình thức giấc mới nhớ lại chuyện cũ. Cụ thể, vào những năm đầu khởi nghĩa, trong một lần Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung (nay là ngã ba Bông) thì gặp được một cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô và đã được cô cứu thoát khỏi quân địch. Để tỏ lòng viết ơn, nhà vua nói với cô gái rằng: “Ta có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.
Người mà vua Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi. Còn cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy, lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.
Sau giấc mơ đó, biết được cô gái tỉa ngô chính là con gái vua Thủy Tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền thờ để tưởng nhớ công lao của Cô.
Ngoài ra, cũng có dị bản khác rằng, vào thời mới khởi nghĩa, có một lần vua Lê Lợi bị giặc đuổi đến Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc để giả làm anh trai tỉa ngô cùng. Nhờ thế, Lê Lợi đã thoát khỏi cuộc truy đuổi. Sau đó, vua Lê Lợi rất biết ơn cô giá và có hẹn sau này thắng lợi sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau khi kháng chiến thành công, nhà vua về đón người thì biết rằng cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi đến khi thác hóa.
Đền Cô Bơ được biết đến là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, vùng đất sinh khí linh thiêng
Để ghi tạc công đức của Cô Bơ, dân gian còn truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô sau khi thác hóa.
Theo đó, vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực được giao nhiệm vụ trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, vào lúc tình thế nguy cấp, Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng từ trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng và nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.
Theo lời mách bảo, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc đó là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, đến khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy vào bãi đá ngầm đã bị lật nhào chìm đắm rất nhiều, khi đó quân mai phục đổ ra đánh úp, quân địch chết nhiều vô kê và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa.
Để đền đáp công đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực đã tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng đất này.
Trải qua nhiều sóng gió, vào năm 1939 – 1940 đền Cô Bơ bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền khi đó đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Ít ngày sau, cụ đã xin Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo ở bãi bồi bên sống, cách đền thờ cũ khoảng 200m, nhưng thực chất là để lập lại đền thờ Cô Bơ.
Dưới sự quyết tâm của Cụ cùng bà con làng xóm, một ngôi đền ba gian bằng tre nứa đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh đến cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ là người có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Được biết, để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới xây dựng lên được ngôi đền bằng gạch, lợp ngói 5 gian.
Đến năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Thêm những câu chuyện Cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền thêm phần linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến hành hương xin Cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.
Đền cô Bơ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia
5. Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Bơ Thanh Hóa
5.1. Lễ hội đền Cô Bơ vào ngày nào?
Tương truyền rằng ngày mất của Cô Bơ là vào ngày 8/2 (Âm lịch). Nhiều nơi vẫn tổ chức vào ngày này. Tuy nhiên, để kỷ niệm ngày rước Cô lên đền Mẫu vào ngày 16/2 (Âm lịch), nên 16/2 cũng được coi là ngày hội chính của đền Cô Bơ.
5.2. Sắm lễ đi đền Cô Bơ thế nào?
Việc sắm lễ như thế nào là tùy tâm mỗi người, không kể lễ chay hay mặn, lễ to hay lễ nhỏ, cốt ở cái tâm và lòng thành kính. Nhưng cần lưu ý nên sắm lễ theo số lẻ. Khi đến lễ đền Cô Bơ bạn có thể tham khảo hướng dẫn sắm lễ sau đây:
Thánh cô chỉ thương người ăn ở lương thiện, biết tu nhân tích đức. Còn người mà tâm không sáng, ăn ở ác nhân ác đức thì dẫu có mâm cao lễ đầy cô cũng chẳng chứng cho.
Việc sắm lễ như thế nào là tùy tâm mỗi người, không kể lễ chay hay mặn, lễ to hay lễ nhỏ, cốt ở cái tâm và lòng thành kính
5.3. Trình tự dâng lễ đền Cô Bơ
Trước khi vào đền Cô Bơ, bạn nên vái lạy trước bàn thờ ở phía bên ngoài để xin phép các quan cai quản đền tiếp độ cho gia tiên được phép bước vào đền. Tiếp đến, dâng lễ ở một trong các cung của đền và đọc bài văn khấn, chờ hết một tuần hương thì được hạ lễ. Sau khi lễ xong, hãy hóa sớ tại khu vực quy định của đền (nằm ngay sau phía bên phải của đền).
Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô
5.4. Văn khấn đền Cô Bơ
Đối với du khách thập phương đến lễ đền Cô Bơ bình thường có thể tham khảo bài văn khấn sau đây:
“Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con lạy:… (tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh).
Đệ tử con tên là:………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì). Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.
Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ… ( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !”.
6. Lộc căn Cô Bơ là gì? Khi nào hết căn Cô Bơ?
Theo văn hóa tâm linh, con người sinh ra trên đời đều có căn số. Quan niệm của người Việt cho rằng, mọi vật trên thế gian đều không tự nhiên diễn ra mà nó tuân theo số mệnh, luật nhân quả. Và người được Cô Bơ chọn được coi là người có nhân duyên với Cô, ở kiếp này được chọn sẽ quay về hầu cận Cô để trả ơn những gì cô đã giúp ở kiếp trước.
Người có căn cô Bơ sẽ có cuộc sống an nhàn nếu suy nghĩ tốt, biết nắm bắt
Khi nào thì hết căn Cô Bơ cũng là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Không có một thời gian cụ thể nào có thể trả lời được câu hỏi này, chỉ biết rằng người có căn cao số nặng, căn Cô Bơ không phải là điều xấu. Người có căn Cô Bơ nếu suy nghĩ tốt, biết nắm bắt, đi theo con đường chính đạo thì sẽ có cuộc sống an nhàn.
Đồng thời, người có căn Cô Bơ cũng không nên trách duy phận, bởi bất kỳ điều gì xảy ra thì đều có lý do của nó, phận khổ hay không có thể do nghiệp, do phúc phần, do tâm chưa đủ lành… Do đó, không nên đổ lỗi hay oán trách do căn số mà hãy chăm chỉ tu tập, tích nhân tích đức.
Trên đây là những thông tin về kinh nghiệm đi lễ đền Cô Bơ mà chúng mình gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến du lịch tâm linh của bạn thêm phần trọn vẹn.
Đăng bởi: Trà Nguyễn
Từ khoá: Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Bơ – Chốn thờ tự linh thiêng nơi xứ Thanh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Bơ – Chốn thờ tự linh thiêng nơi xứ Thanh của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.