Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm chăm bé sơ sinh dành cho những ai lần đầu làm mẹ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cho dù trước sinh bạn đã đọc rất nhiều sách báo, tìm hiểu nhiều thông tin tuy nhiên sau khi sinh con thì mẹ vẫn cảm thấy bối rối vô cùng bởi cách chăm sóc cho mỗi bé là không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên để việc chăm sóc bé yêu nhẹ nhàng, dễ dàng hơn thì mẹ hãy đọc ngay những kiến thức được đúc rút từ thực tế được các bà mẹ chia sẻ.
Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bé
Việc quan tâm đến cử chỉ của bé sẽ giúp mẹ biết bé đang cần gì, ví dụ như bé nắm tay siết chặt có thể là bé đang bị căng thẳng hoặc đói, nếu bé khua chân múa tay liên tục là biểu hiện bé muốn chơi, thậm chí có dấu hiệu đơn giản như là kéo tai cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu mọc răng.
Tham khảo thêm: Mẹo giúp bé hết mút tay mà các mẹ nên biết sớm hơn.
Hãy cho bé bú sữa khi bé có nhu cầu
Nhiều bà mẹ chọn cách cho bé bú theo giờ cứ 2 tiếng là cho bé bú một lần kể cả khi bé đang ngủ cũng đánh thức bé dậy để cho bé bú. Tuy nhiên điều này không đúng mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, hãy căn cứ vào dấu hiệu của bé như: mút tay, liếm môi đó là khi bé đang đói thì mẹ nên cho bé bú.
Đánh thức bé dậy bằng nụ hôn
Khi bé đang ngủ mà mẹ muốn đánh thức bé dậy thì mẹ không nên rung lắc bé mà thay vào đó hãy thơm nhẹ vào chân tay bé.
Cho bé bú xong rồi mới được ngậm ti giả
Bé sơ sinh có phản xạ bản năng là mút nhưng nếu mẹ muốn cho bé ngậm ti giả thì tốt nhất nên đợi bé bú xong mới cho bé ngậm, đồng thời thời gian thích hợp nhất để bé sử dụng ti giả là khi bé được 2 đến 4 tuần tuổi.
Sử dụng giỏ đựng đồ là chậu tắm cho bé
Để việc tắm cho bé dễ dàng lại an toàn không bị trơn trượt thì tốt nhất khi bé đã được cứng cáp một chút mẹ hãy đặt bé vào trong một cái giỏ đựng đồ hình chữ nhật, rồi đặt giỏ vào chậu hoặc bồn tắm. Nước sẽ chảy vào giỏ qua lỗ hở, bé sẽ vô cùng thích thú.
Chườm nóng giúp làm giảm căng tức sữa
Khi mẹ mới sinh có thể bị tắc tia sữa hoặc sữa nhiều mà bé không bú hết, nên căng tức sữa. Để giải quyết vấn đề này mẹ hãy chườm nóng hoặc chườm lạnh bằng cách: đặt một miếng gạc ấm, đệm sưởi, hoặc khăn ấm lên ngực sẽ giúp sữa chảy ra, hoặc dùng khăn lạnh sẽ giúp ngực giảm đau khi mẹ cho bé bú.
Kiểm tra trước khi cho bé sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu
Da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm vì vậy trước khi sử dụng dầu hoặc kem dưỡng da cho bé thì mẹ nhất định phải bôi thử một ít vào tay bé nếu thấy không có biểu hiện dị ứng hay mẩn đỏ thì mẹ có thể bôi lên những bộ phận khác cho bé.
Đừng quên chăm sóc răng miệng của bé thường xuyên
Mặc dù trẻ sơ sinh chưa có răng nhưng mẹ vẫn phải chú ý chăm sóc răng cho bé nhé! việc chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh bằng cách mẹ hãy lấy một miếng gạc sạch nhúng vào nước ấm và lau nướu cho bé.
Khi bé đã buồn ngủ nên đặt bé vào giường
Mẹ hãy tập cho bé thói quen tự ngủ, thay vì khi bé buồn ngủ mà vẫn còn thức mẹ bé ru bé ngủ thì khi đó mẹ hãy bế bé vào giường, đặt bé nằm để cho bé tự ngủ.
Sử dụng vỏ nệm và tấm trải giường không thấm nước
Có trẻ sơ sinh trong nhà thì việc trẻ tè ra giường hay đổ sữa ra giường là chuyện khó tránh khỏi. Để thuận tiện cho việc giặt giũ thì tốt nhất bạn hãy sử dụng tấm bọc vỏ nệm và tấm trải giường loại không thấm nước.
Vàng da là tình trạng bệnh lý dễ gặp với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé sinh non. Tham khảo thêm nhiều mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh nhé!
Hy vọng với những kinh nghiệm chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho những chị em mới lần đầu làm mẹ chăm sóc bé được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm chăm bé sơ sinh dành cho những ai lần đầu làm mẹ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.