Kính lọc ND Filter là bộ phận quen thuộc trên máy ảnh hỗ trợ chụp ảnh hiệu quả hơn. Vậy kính lọc ND Filter là gì, có tác dụng và hoạt động ra sao trên máy ảnh? Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu nhé!
Kính lọc ND Filter là gì?
Kính lọc ND là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác dụng làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, giúp ta kéo dài thời gian chụp ảnh dưới nguồn ánh sáng mạnh.
ND Filter có tác dụng gì?
Quay phim làm mờ hậu cảnh
Để quay video đẹp nhất có thể, bạn muốn làm mờ hậu cảnh và cần để máy quay có khẩu mở. Tuy nhiên mở khẩu lớn thì lượng ánh thường dẫn đến việc dư sáng. Và bạn cần dùng ND Filter lắp vào lens để giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính vào cảm biến.
Giảm cường độ ánh sáng
Giảm cường độ ánh sáng quá mạnh gây mờ ảnh khi chụp ngược sáng, giảm thời gian chụp để máy ảnh không phải chụp quá nhanh quá giới hạn của thiết bị, giúp ảnh trong hơn và thể hiện chi tiết tốt hơn.
Chụp ảnh phơi sáng
Khi chụp ảnh phơi sáng, màn trập của camera sẽ mở ra lâu hơn để đón lấy hình ảnh và ánh sáng đi vào cảm biến. Tác phẩm phơi sáng sẽ cho ta hình ảnh rất lạ mắt và mịn, phơi càng lâu hình ảnh sẽ càng mịn, tuy nhiên nếu không kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến thì ảnh sau cùng sẽ xảy ra những điều không mong muốn.
- Ảnh thiếu sáng: Khi phơi sáng, độ nhạy sáng (ISO) sẽ ở mức cơ bản, nếu màn trập không mở đủ thời gian thì hình ảnh sẽ không sáng rõ và mịn, chúng ta sẽ dùng đến tùy chỉnh tăng màn trập thủ công, cái này có trong chương trình chụp ảnh của các hãng hỗ trợ.
- Ảnh dư sáng: Ảnh xuất ra sau cùng sẽ cháy sáng và mất nét, để không muốn ảnh bị cháy sáng thì chúng ta giảm thời gian mở màn trập nhưng ảnh sẽ không đẹp và mịn, nhưng nếu muốn hình ảnh mịn đẹp chúng ta mở màn trập lâu hơn thì ảnh sẽ cháy ?
Giải pháp lúc này đó là dùng giảm sáng hay ND Filter ( Neutral Density Filters).
Chụp ảnh với đèn flash trong ánh sáng ban ngày
Bạn có muốn sử dụng đèn flash vào ban ngày? Kỹ thuật này chắc chắn mang lại kết quả bắt mắt, nhưng nó cũng đòi hỏi mức phơi sáng rất thấp. Do đó bạn cần phải sử dụng bộ lọc ND để điều chỉnh ánh sáng thu từ màn chập, từ đó đem lại kết quả chụp như ý muốn.
ND Filter hoạt động như thế nào?
Bộ lọc ND thực chất là một mảnh thủy tinh (hoặc nhựa) tối màu được thiết kế để thay đổi lượng ánh sáng đi qua nó từ đó thay đổi lượng ánh sáng chiếu vào cảm biến của máy ảnh mà không làm các yếu tố khác như màu sắc của ánh sáng hoặc sự phân cực của ánh sáng bị ảnh hưởng.
Điều này cho phép người dùng máy ảnh sử dụng các hiệu ứng sáng tạo như sử dụng khẩu độ rộng hơn (cho độ sâu của hiệu ứng trường) hoặc tốc độ màn trập dài hơn (đối với hiệu ứng dựa trên thời gian),…
Các loại ND Filter
Phân loại theo hình dáng
Kính lọc ND tròn
Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản hơn hơn loại vuông và giá thành rẻ hơn.
Khuyết điểm:
- Chỉ lắp vừa cho ống kính cùng kích thước ren, có thể dùng bước ren chuyển xuống đường kính khác dùng cho lens nhỏ hơn, nhưng có khả năng bị tối bốn góc.
- Thao tác tháo lắp chậm nên có thể bị lỡ khoảnh khắc đẹp.
- Khó lắp thêm kính lọc khác như GND và thao tác khó khăn.
- Không thể sử dụng được cho một số lens lồi và lens siêu rộng hoặc có đường kính to hơn.
Kính ND vuông (chữ nhật)
Ưu điểm: Kính ND vuông được chế tạo nhằm giúp cho hệ thống thao tác nhanh hơn, thuận tiện hơn, có thể lắp được trên nhiều loại ống kính khác nhau thông qua holder (bộ gá) và rất thuận tiện khi cần thay đổi kính lọc và sử dụng kết hợp với kính lọc GND.
Khuyết điểm:
- Giá thành thường cao hơn loại tròn (nhưng nếu sử dụng chung cho nhiều lens thì giá thành ND vuông có thể rẻ hơn ND tròn).
- Cồng kềnh và khó bảo quản hơn.
- Phân loại theo mức độ giảm sáng
Phân loại theo hình thức giảm sáng
- Bộ lọc 3 điểm dừng sẽ cho phép bạn đi từ tốc độ màn trập 1/250 – 1/30 giây.
- Bộ lọc 6 điểm dừng sẽ cho phép bạn đi từ tốc độ màn trập 1/250 – 1/4 giây.
- Bộ lọc 10 điểm dừng sẽ cho phép bạn đi từ tốc độ màn trập 1/250 – 4 giây.
Khi nào thì nên dùng ND Filter
Bộ lọc ND nên sử dụng trong chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là khi bạn muốn thu giữ nhiều chuyển động trong khung ảnh tạo sự chuyển động trong hình ảnh như các chuyển động của vật thể, mây trôi, thao tác của con người, rung động lá cây,…
Cách chọn mua ND Filter chuẩn xác nhất
Xác định kích thước và hình dáng filter ND
Kích thước và hình dáng filter ND phụ thuộc vào lens, hoặc hệ thống lens sẽ lắp đặt filter. Nên chọn lựa kiểu dáng và kích thước filter phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng thao tác (mức độ thuận tiện, khả năng và tốc độ lắp đặt filter ND lên lens) và phù hợp với khả năng tài chính.
Ngoài ra, đối với những lens lồi như fisheye, super wide, ultra wide không thể lắp đặt được các loại ND tròn, cần phải xác định kích thước ND vuông phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Xác định nhu cầu giảm sáng
Nhu cầu giảm sáng tùy vào chủ đề và nội dung cần diễn đạt của bức ảnh. Trong đó, yếu tố mỹ thuật và nội dung chuyển tải bao gồm việc thể hiện rõ, mờ chủ đề, chuyển động nhanh chậm, hình dáng bị biến dạng cho di chuyển,… từ đó xác định tốc độ màn chập cần thiết để thực hiện.
Tham khảo tốc độ màn chập để diễn đạt nội dung trong bảng sau đây:
Các lưu ý khi chọn mua kính lọc ND Filter
Đầu tiên, bạn cần chú ý đến độ dày của bộ lọc ND. Trên các ống kính góc rộng , bộ lọc ND dày có thể bao phủ các góc của khung. Vì vậy, để tránh hiện tượng mờ nghiêm trọng , hãy tìm bộ lọc ND mỏng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý về chất lượng của bộ lọc vì nếu mua một bộ lọc ND rẻ hơn chắc chắn sẽ tiết kiệm chi phí hơn, tuy nhiên độ bền của chúng sẽ không lâu dài và mang lại hiệu quả không như mong đợi
Cuối cùng, đừng nhầm lẫn bộ lọc ND với bộ lọc phân cực tròn. Bộ lọc phân cực được sử dụng để cắt phản xạ bằng cách lọc các tia sáng theo một trục. Chúng cũng làm giảm lượng ánh sáng, nhưng đây không phải chức năng chính của chúng.
Trên đây là thông tin về kính lọc ND Filter mà Neu-edutop.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.