Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Phần Mở đầu
Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?
Trả lời:
Để học tốt môn Khoa học tự nhiên cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng:
– Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
– Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân loại
- Kĩ năng liên kết các vấn đề lại với nhau
- Kĩ năng đo đạc, thực hiện thí nghiệm
- Kĩ năng dự đoán
I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
- Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
- Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
- Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
- Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
- Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
Trả lời:
“Nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn”
Tên các bước |
Nội dung |
|
Bước 1 |
Đề xuất tìm hiểu vấn đề |
Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước? |
Bước 2 |
Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề |
Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước. |
Bước 3 |
Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán |
Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm). |
Bước 4 |
Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán |
Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận. |
Bước 5 |
Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu |
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm. |
II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
1. Kĩ năng quan sát, phân loại
Câu 1: Quan sát Hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?
Trả lời:
– Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét
- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở Hình 1.2
Trả lời:
Cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên:
- Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản
- Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung thêm kiến thức về cách nhận biết và quan sát hiện tượng tự nhiên để sớm đưa ra dự đoán
2. Kĩ năng liên kết
Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.
Cột (A) |
Cột (B) |
1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có |
a) đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất. |
2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel, |
b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển. |
3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng |
c) vai trò quan trngj trong quá trình quang hợp của cây xanh. |
Trả lời:
1 – c
2 – a
3 – b
3. Kĩ năng đo
Đo và xác định khối lượng
Chuẩn bị: cân điện tử.
Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử.
Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:
Bảng 1.1. Kết quả đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7
Thứ tự phép cân |
Kết quả thu được (gam) |
Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có) |
1 |
? |
? |
2 |
? |
|
3 |
? |
|
Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình) |
? |
? |
Hãy xác định khối lượng của cuốn sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trung bình.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm
Hướng dẫn cách đo:
- Khối lượng cuốn Khoa học tự nhiên 7 khoảng từ 1 – 2 kg: sử dụng cân điện tử
- Đặt cuốn sách lên cân điện tử và nhìn kết quả trên cân
- Thực hiện phép đo 3 lần và ghi kết quả vào bảng
=> Nhận xét: Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình) gần bằng kết quả thu được sau mỗi lần đo.
4. Kĩ năng dự báo
Câu 1: Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát Hình 1.3 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.
Trả lời:
– Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính:
- Sản xuất điện và nhiệt
- Khai thác rừng và các hoạt động khác trên mặt đất
- Sản xuất công nghiệp
- Giao thông
- Xây dựng
- Các nguồn năng lượng khác
– Biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide
- Tái sử dụng và tái chế
- Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng
- Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn LED
- Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ
- Sử dụng năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước,…
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất
Câu 2: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, Internet về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới.
Trả lời:
Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng khoảng 0,90C (nhiệt độ năm 2018 so với giai đoạn 1951 – 1980). Với xu thế này, dự đoán trong khoảng 10 năm tới, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng.
III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên
Câu 1: Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang như thế nào?
Trả lời:
Đồng hồ đo thời gian hiện số là dụng cụ đo thời gian chính xác cao. Nó có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng các cổng quang điện
Cổng quang điện gồm một điôt D1 phát ra tia hồng ngoại và một điôt D2 nhận tia hồng ngoại từ D1 chiếu sáng. Dòng điện cung cấp cho D1 được lấy từ đồng hồ đo thời gian. Khi có vật chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2 , D2 sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn đi tới đồng hồ, điều khiển đồng hồ hoạt động tức thì, gần như không có quán tính.
Câu 2: Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số? Vì sao?
Trả lời:
Đồng hồ đo thời gian hiện số có hai loại thang đo: Loại 1 là 9,999s – 0,001s và loại 2 là 99,99s – 0,01s
Nếu thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10 s thì cần lựa chọn thang đo loại 99,99s – 0,01s. Đối với dụng cụ đo thì ta cần phải lựa chọn dụng cụ có giới hạn đo lớn hơn số mà ta ước lượng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.