Giải KHTN 6 Bài 45 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Lực cản của nước thuộc Chương VIII: Lực trong đời sống.
Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 160, 161 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 45 mời các bạn theo dõi nhé.
Phần mở đầu
❓Trong hai phương tiện ở trên thì tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn nhiều. Tại sao?
Trả lời:
Trong hai phương tiện ở trên thì tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn nhiều vì tàu ngầm chịu lực cản của nước và làm nó di chuyển chậm hơn.
I. Thí nghiệm về lực cản của nước
❓Tại sao khi có nước trong hộp thì số chỉ của lực kế lớn hơn khi chưa có nước trong hộp?
Trả lời:
Vì khi có nước trong hộp, nước làm cản trở chuyển động của xe lăn nên cần lực lớn hơn để kéo được xe lăn. Do đó, số chỉ lực kế khi có nước lớn hơn khi chưa có nước.
❓Tìm thêm ví dụ về lực cản vật chuyển động trong nước.
Trả lời:
Khi lội nước thì chúng ta sẽ di chuyển chậm và rất khó khăn so với đi trên mặt đất.
II. Lực cản của nước phụ thuộc vào yếu tố nào?
❓Hãy nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau để làm thí nghiệm chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước.
Trả lời:
Ta lấy tay đẩy hai tấm cản có kích thước khác nhau trong nước, tay đẩy tấm cản có diện tích lớn hơn sẽ cảm giác nặng hơn tay đẩy tấm cản có kích thước bé.
=> Điều đó chứng tỏ diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn lực cản càng lớn.
Em có thể?
❓Dùng khái niệm lực cản của nước để giải thích một số hiện tượng có liên quan trong đời sống.
Lời giải:
- Tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn máy bay vì tàu ngầm chịu tác dụng lực cản của nước và làm nó di chuyển chậm hơn.
- Vận động viên bơi lội giữ cơ thể thăng bằng khi bơi giúp làm giảm lực cản của nước tác dụng lên cơ thể do tiết diện nước xâm nhập vào đường bơi giảm.
Lý thuyết Lực cản của nước
I. Thí nghiệm về lực cản của nước
* Dụng cụ thí nghiệm:
- Một hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt hình hộp chữ nhật (1)
- Một xe lăn (2)
- Một tấm cản hình chữ nhật (3)
- Một đường ray cho xe lăn chạy, có xẻ rãnh ở giữa để lắp tấm cản (4)
- Một ròng rọc cố định (5)
- Một phễu rót nước (6)
- Một đoạn dây mảnh (7)
- Một lực kế lò xo có GHĐ 5 N (8)
- Một van xả nước (9)
* Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình dưới, kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế.
Bước 2: Cho nước vào hộp lặp lại thí nghiệm như bước 1.
* Rút ra kết luận:
Các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản của nước.
II. Lực cản của nước phụ thuộc yếu tố nào?
– Lực cản của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: Độ lớn lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Ví dụ:
Thả một tờ giấy phẳng và một tờ giấy được vo tròn xuống nước.
=> Tờ giấy vo tròn nhanh chóng chìm xuống nước, còn tờ giấy phẳng không chìm được xuống nước (nổi trên mặt nước), do diện tích mặt cản của tờ giấy phẳng lớn nên độ lớn lực cản của nước tác dụng lên tờ giấy phẳng mạnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 160 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.