Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Động vật giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132.
Giải KHTN 6 bài Động vật giúp các em phân biệt được 2 nhóm động vật có xương sống và có xương sống, nhận biết các nhóm động vật dựa vào hình ảnh, mẫu vật để học thật tốt Bài 36 chương VII: Đa dạng thế giới sống. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Phần mở đầu
❓Chỉ ra các loài em cho là động vật trong hình bên và gọi tên các loài em biết. Vì sao em lại xếp chúng vào nhóm động vật?
Trả lời:
Các loài động vật: ếch, cá, ốc, nòng nọc, ấu trùng, giun, vịt, chuồn chuồn.
Chúng là được xếp vào nhóm động vật vì chúng là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.
I. Đa dạng động vật
❓Thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau: Các loài động vật có thể sống ở đâu? Hãy kể tên một số loài động vật sống ở những nơi đó và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Môi trường sống | Loài động vật |
? | ? |
? | ? |
? | ? |
Trả lời:
Môi trường sống | Loài động vật |
Nước ngọt | Cá chép, tôm sông, ốc bươu vàng… |
Nước mặn | Sứa, cá mập, tôm hùm, cá đuối,… |
Trên cạn | Chó, mèo, khỉ, hổ, báo, sói, sư tử,… |
II. Các nhóm động vật
❓Kể thêm những loài thân mềm, chân khớp mà em biết.
Trả lời:
- Thân mềm: ngao, sò, hến, ngán, ốc sên, hàu,…
- Chân khớp: tôm hùm, ong, muỗi, bọ ngựa, bướm,…
❓Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào.
Trả lời:
Từ khóa là dấu hiệu nhận biết từng ngành động vật không xương sống:
- Ngành Ruột khoang: ruột hình túi, cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ngành giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
- Ngành Giun tròn: cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu
- Ngành giun đốt: cơ thể phân đốt
- Ngành Thân mềm: cơ thể mềm, thường được bao trong lớp vỏ cứng
- Ngành Chân khớp: phần phụ phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động
❓Dựa vào câu trả lời ở câu 1, hãy quan sát hình 36.7 và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở.
Trả lời:
Tên loài | Đặc điểm nhận biết | Ngành |
Sứa | Ruột hình túi, cơ thể hình dù đối xứng tỏa tròn | Ruột khoang |
Châu chấu | Có hai đôi cánh, ba đôi chân, chân phân đốt, khớp động với nhau | Chân khớp |
Hàu biển | Thân mềm, nằm trong hai mảnh vỏ | Thân mềm |
Rươi | Cơ thể phân đốt | Giun đốt |
❓Em hãy lấy thêm ví dụ về các loài cá mà em biết.
Trả lời:
Các loài cá mà em biết là: cá mập, cá hồi, cá chuồn, các song, cá thu, cá chim,…
Trả lời:
Nếu nuôi ếch ở môi trường thiếu ẩm ướt, ếch sẽ không sống được vì:
- Mặc dù có thể hô hấp bằng phổi nhưng ếch vẫn hô hấp chủ yếu qua da nên khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da.
- Khi ở môi trường khô ráo thì da sẽ bị khô. Khi đó, ếch sẽ không thực hiện được hô hấp, dẫn đến việc bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể trao đổi khí.
❓Cá heo và cá voi cùng sống dưới nước và cùng được gọi là cá, tuy nhiên chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp động vật có vú. Em hãy tìm hiểu về hai loài trên và giải thích vì sao chúng lại không được xếp vào các lớp Cá.
Trả lời:
Cá heo và cá voi không được xếp vào các lớp Cá vì:
- Thở bằng phổi
- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
- Là động vật máu nóng hằng nhiệt
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
III. Vai trò của động vật
❓Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? Hãy kể tên sản phẩm có nguồn gốc từ động vật mà em đã sử dụng.
Trả lời:
Vai trò của động vật trong cuộc sống hằng ngày của em:
- Cung cấp thực phẩm
- Làm cảnh, làm bạn
- Tiêu diệt côn trùng gây hại
❓Dựa vào thông tin đã học và hình 36.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các trong bảng và hoàn thành vào vở theo mẫu sau.
Vai trò của động vật | Tên các loài động vật |
Thực phẩm | ? |
Dược phẩm | ? |
Nguyên liệu sản xuất | ? |
Giải trí – thể thao | ? |
Học tập – nghiên cứu khoa học | ? |
Bảo vệ an ninh | ? |
Các vai trò khác | ? |
Trả lời:
Vai trò của động vật | Tên các loài động vật |
Thực phẩm | Bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… |
Dược phẩm | Ong, ve, cá mập, gấu, trăn,… |
Nguyên liệu sản xuất | Ngỗng, dê, cừu, cá sấu, bò… |
Giải trí – thể thao | Cá heo, ngựa, chó, mèo, chim, cá… |
Học tập – nghiên cứu khoa học | Ếch đồng, chuột bạch,… |
Bảo vệ an ninh | Chó |
Các vai trò khác | Chim bắt sâu bọ, trâu, bò kéo cày,… |
IV. Tác hại của động vật
❓Quan sát hình 36.17, nêu tác hại của động vật đối với thực vật.
Trả lời:
Tác hại của động vật với thực vật:
- Hút nhựa, ăn lá cây
- Kí sinh gây hại cây
❓Em hãy kể thêm các loài động vật gây hại trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.
Trả lời:
Tên một số loài động vật gây hại:
- Chuột phá hoại mùa màng
- Muỗi, ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh
- Ốc sên, sâu bướm ăn lá cây
❓Khi ăn các loại thức ăn kém vệ sinh chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng sán còn sống sẽ đi vào cơ thể người và sinh sôi, phát triển gây bệnh khiến cơ thể gầy yếu, thiếu máu,… Em hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán.
Trả lời:
Các biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán:
- Rửa tay thường xuyên (đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)
- Ăn chín uống sôi
- Hạn chế ăn rau sống
- Tẩy giun 6 tháng một lần
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 36: Động vật Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 125 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.