Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79, 80, 81, 82.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 23 Chương VI: Từ tế bào đến cơ thể. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Phần mở đầu
❓Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Làm việc theo nhóm thường hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?
Trả lời:
Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào –> mô –> cơ quan –> hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.
I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
Câu hỏi
❓Quan sát hình 23.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao
Hoạt động
Quan sát hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình.
Trả lời:
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp:
A: Tế bào
B: Mô
C: Cơ quan
D: Hệ cơ quan
E: Cơ thể
2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình:
- Cơ quan được minh họa của con cá cóc Việt Nam là tim.
- Cơ quan được minh họa của cây sâm Việt Nam là lá.
II. Từ tế bào tạo thành mô
❓Quan sát hình 23.3 và 23.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật.
Trả lời:
Mô ở người gồm:
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô biểu bì ở da
Mô ở thực vật gồm có:
- Mô mạch gỗ
- Mô mạch rây
- Mô biểu bì
III. Từ mô tạo thành cơ quan
Câu 1
❓Quan sát hình 23.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.
Trả lời:
Vị trí một số cơ quan trong cơ thể người:
- Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.
- Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng.
- Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài.
- Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
- Ruột có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.
Câu 2
❓Quan sát hình 23.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:
1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.
4. Tạo ra quả và hạt.
Trả lời:
A. Hoa
B. Lá
C. Thân
D. Rễ
Ghép: A – 4 ; B – 2 ; C – 1 ; D – 3
IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
❓Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.
Tìm hiểu về hệ tiêu hóa ở người.
1. Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật).
2. Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau.
Em có thể?
Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể.
Trả lời:
– Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng: Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.
– Cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể:
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lí để đảm bảo tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều khỏe mạnh, tạo tiền đề cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Bảo vệ, tránh tổn thương cho các cơ quan, hệ cơ quan.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.