Bạn đang xem bài viết Khoai tây chuyển sang màu xanh có ăn được không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các loại rau củ, trái cây khi để lâu sẽ chuyển sang một vài màu sắc nhất định hoặc mọc mầm để báo hiệu sắp hư. Nhưng khoai tây khi chuyển sang vỏ màu xanh có còn ăn được hay không? Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tại sao khoai tây chuyển sang màu xanh?
Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, khoai tây dần xuất hiện mảng màu xanh và lan dần ra nguyên củ. Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của chất diệp lục ở lớp bên dưới của vỏ khoai.
Mặc dù chất diệp lục có mặt ở các loại rau xanh hay ăn hàng ngày và không gây hại đến sức khỏe, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy khoai tây đã bắt đầu sản sinh ra glycoalkaloid, hay còn được gọi là solanine.
Solanine là cơ chế bảo vệ tự nhiên của khoai tây khỏi tác nhân của tia UV, côn trùng, động vật và các loại nấm gây hại. Cơ chế hoạt động của hợp chất này chính là ức chế enzyme dẫn đến phá hủy một vài chất dẫn truyền của thần kinh. Bên cạnh đó, solanine còn gây hỏng màng tế bào và tính thấm của ruột.
Khoai tây chuyển sang màu xanh có ăn được không?
Theo tạp chí Best Life, hàm lượng solanine cao có thể gây ngộ độc cho con người. Cụ thể hơn, khi khoai tây có vỏ xanh thì tinh bột trong khoai được chuyển thành đường, lượng đường này sẽ biến đổi thành các alcaloid gọi là solanine và chaconine-alpha có hại gây nên ngộ độc khoai tây. Nếu ăn một lượng ít, các alcaloid này có thể gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.
Hàm lượng solanine thường được chứa nhiều trong vỏ khoai tây, do đó bạn có thể gọt bớt vỏ khoai tây hoặc bỏ bớt một vài mắt nhưng cách này chỉ giảm được 30% các chất độc hại. Do đó, các chuyên gia không khuyến khích ăn và bạn nên bỏ đi những củ khoai tây đã xuất hiện các vệt xanh.
Bạn sẽ như thế nào nếu ăn phải khoai tây màu xanh?
Solanine khi ăn vào có vị đắng và gây nên cảm giác nóng, ngứa trong cổ họng. Nếu bạn lỡ ăn phải khoai tây màu xanh, cần phải liên tục theo dõi các triệu chứng ngộ độc mà solanine gây ra.
Các triệu chứng nhẹ và phổ biến bạn có thể gặp phải như đau bụng, sốt, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa, khó thở,…hoặc gây ra những triệu chứng nặng, trầm trọng hơn như tê liệt, co giật, hôn mê và có thể gây tử vong. Đối với các triệu chứng nhẹ có thể thuyên giảm và biến mất trong vòng 24h, hoặc đối với các triệu chứng nặng hơn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và chữa trị.
Cách bảo quản khoai tây đúng cách
Sau khi mua khoai về, bạn nên sàng lọc và bỏ đi những củ khoai bầm dập, hư mềm để không ảnh hưởng đến những củ khác rồi cất khoai ở những nơi tối, thoáng mát như gầm tủ bếp, tầng hầm, tránh xa ánh sáng từ mặt trời, đèn điện huỳnh quang và nơi ẩm ướt để tránh tình trạng khoai mọc mầm.
Trước khi bảo quản khoai, bạn không nên rửa với nước vì sẽ khiến vỏ khoai bị ẩm và khiến các vi khuẩn “sinh sôi”, dễ làm cho khoai bị hỏng. Hãy sử dụng khăn hoặc bàn chải khô để làm sạch bớt lớp đất có trên mặt khoai.
Bạn nên sử dụng túi lưới để bảo quản khoai tây như các siêu thị hay thực hiện. Nếu không, hãy cất khoai vào túi giấy hoặc hộp có lỗ thông hơi, đặt một tờ báo giữa các củ khoai tây và đậy kín hộp bằng báo để đảm bảo sự thông thoáng.
Ở nhiệt độ 6 – 10 độ C, bạn có thể an tâm bảo quản trong nhiều tháng mà không sợ khoai nảy mầm. Theo một nghiên cứu, bảo quản khoai ở nhiệt độ mát giúp tăng 4 lần thời hạn sử dụng so với nhiệt độ phòng và vẫn giữ được hàm lượng vitamin C có trong khoai. Tuy nhiên, nhiệt độ quá thấp có thể gây ra hiện tượng ngọt khoai, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trên đây là một vài thông tin về khoai tây chuyển màu xanh mà Neu-edutop.edu.vn gửi đến bạn. Theo dõi Neu-edutop.edu.vn để nhận được nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khoai tây chuyển sang màu xanh có ăn được không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.