Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, sơ đồ tư duy đã trở thành một công cụ không thể thiếu để giúp cho các nhà quản lý, nhà sản xuất hay các nhà nghiên cứu giải quyết các vấn đề phức tạp một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Để vẽ sơ đồ tư duy chuyên nghiệp, phần mềm Visio của Microsoft là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm này có thể khá phức tạp với người mới bắt đầu. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio một cách đơn giản và hiệu quả.
Sơ đồ tư duy là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vẫn đề một cách tối ưu. Sơ đồ tư duy đang dần trở lên phổ biến, nó phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề trong công việc. Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp các bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy, một trong số đó là phần mềm Visio của Microsoft, Visio cung cấp cho các bạn hàng loạt công cụ hỗ trợ các bạn vẽ sơ đồ tư duy chuyên nghiệp cùng với giao diện giống với Word và Excel rất dễ sử dụng. Nếu chưa biết cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio thì các bạn hãy cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây.
Bài viết hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio, mời các bạn cùng theo dõi.
Bước 1: Mở Visio, giao diện đầu tiên các bạn nhìn thấy là giao diện lựa chọn kiểu sơ đồ, Visio cung cấp rất nhiều kiểu vẽ sơ đồ cho các bạn lựa chọn (nếu không xuất hiện giao diện đầu thì các bạn có thể chọn File -> New). Để vẽ sơ đồ tư duy các bạn chọn Categories -> Business.
Bước 2: Chọn Brainstorming Diagram.
Tiếp theo chọn đơn vị đo lường Metric Units và chọn Create.
Bước 3: Xuất hiện giao diện làm việc, các bạn sẽ thấy Visio có giao diện trực quan giống với Word, Excel… nhưng lại khác một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác. Phía bên trái phần Brainstorming Shapes (1) có một số hình hỗ trợ các bạn vẽ sơ đồ tư duy. Phần OutlineWindow (2) các bạn có thể theo dõi được toàn bộ sơ đồ tư duy một cách thu gọn, khi các bạn chỉnh sửa nội dung bên sơ đồ tư duy thì trong OutlineWindow cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự các bạn thay đổi nội dung trong OutlineWindow thì nội dung bên sơ đồ tư duy cũng thay đổi theo.
Các bạn có thể thu nhỏ OutlineWindow bằng cách chọn biểu tượng ghim trái, như vậy khi các bạn bỏ con trỏ chuột khỏi OutlineWindow thì nó sẽ được thu nhỏ lại.
Để mở OutlineWindow thì các bạn nhấn chuột vào chữ OutlineWindow, nếu muốn ghim lại thì các bạn nhấn chuột vào biểu tượng ghim dọc như hình dưới.
Bước 4:Tạo chủ đề chính (Main topic)
Đầu tiên các bạn cần tạo chủ đề chính (Main topic), các bạn có thể kéo thả Main topic từ bên Brainstorming Shapes sang giao diện trắng.
Hoặc các bạn cũng có thể chọn thẻ Brainstorming -> Main.
Nhấp đúp chuột vào chủ đề và nhập tên cho chủ đề, các bạn có thể chỉnh sửa font, size, kiểu chữ, màu chữ trong phần Font của thẻ Home.
Để xóa chủ đề các bạn nhấn chọn chủ đề và nhấn phím Delete.
Bước 5: Thêm chủ đề con (Subtopic)
Chọn chủ đề chính -> chọn thẻ Brainstorming -> Subtopic.
Nhấp đúp chuột và nhập tên cho chủ đề con sau đó chỉnh sửa chữ cho chủ đề con tương tự chủ đề chính.
Visio hỗ trợ các bạn thêm nhiều chủ đề con một lúc bằng cách chọn chủ đề cần thêm chủ đề con và chọn Brainstorming -> Multiple Subtopics (hoặc nhấn chuột phải vào chủ đề cần thêm và chọn Add Multiple Subtopics).
Xuất hiện Add Multiple Topics các bạn nhập tên chủ đề con, mỗi chủ đề con viết trên một dòng. Sau khi nhập xong các bạn chọn OK để thêm nhiều chủ đề con.
Các bạn thực hiện thêm chủ đề đến khi nào đúng như bạn mong muốn là được, các bạn có thể thêm bao nhiêu tùy ý.
Bước 6: Chỉnh sửa sơ đồ tư duy
1. Thay đổi kiểu hình cho chủ đề
Chọn tất cả các chủ đề trong sơ đồ tư duy (nhấn giữ phím Shift + click chuột chọn các chủ đề cần thay đổi kiểu hình), sau đó chọn thẻ Brainstorming -> Change Topic.
Xuất hiện Change Shape các bạn lựa chọn kiểu hình trong New shape và nhấn OK để thay đổi. Trong Newshape có các kiểu hình:
- Oval: hình oval.
- Cloud: hình đám mây.
- Rectangle: hình chữ nhật.
- Line: hình đường thẳng.
- Freehand: hình tự do/ kiểu vẽ tay.
- Wave: hình làn sóng…
2. Thay đổi theme, màu sắc, hiệu ứng cho sơ đồ tư duy
Chọn tất cả sơ đồ tư duy, tiếp theo chọn thẻ Design -> chọn lựa chủ đề sao cho phù hợp với sơ đồ tư duy mà bạn đã vẽ trong phần Themes. Nhấn nút mở rộng để lựa chọn nhiều chủ đề khác nhau.
Phần Variants là phần màu sắc ứng với chủ đề mà bạn lựa chọn, các bạn nhấn chọn biểu tượng More.
Sau đó chọn nhiều màu sắc hơn trong phần Colors.
Để chọn các hiệu ứng cho các chủ đề của sơ đồ tư duy các bạn chọn trong phần More -> Effects.
Chọn các kiểu mũi tên trong phần More -> Connectors.
3. Thay đổi giao diện cho từng chủ đề
Nhấn chuột chọn chủ đề cần thay đổi sau đó các bạn đổ màu (Fill), đường viền (Line), chọn kiểu hình (Shape Styles), hiệu ứng (Effects) trong thẻ Home.
4. Thay đổi kiểu sơ đồ tư duy
Các bạn không phải chọn bất kỳ chủ đề nào trong sơ đồ tư duy mà chọn ngay thẻ Brainstorming -> Diagram Style.
Xuất hiện Brainstorming Style các bạn lựa chọn kiểu sơ đồ trong phần Select a style, phần xem trước phía bên phải cho các bạn dễ dàng lựa chọn. Sau khi đã lựa chọn xong kiểu sơ đồ các bạn chọn OK để lựa chọn.
Sơ đồ tư duy của bạn sẽ được thay đổi theo kiểu bạn chọn:
5. Thay đổi bố cục sắp xếp cho sơ đồ tư duy
Các bạn có thể điều chỉnh bố cục cho sơ đồ tư duy bằng cách chọn thẻ Brainstrorming -> Layout.
Xuất hiện phần Layout các bạn lựa chọn bố cục phù hợp trong phần Select a layout, nhấn OK để lưu lựa chọn.
Sơ đồ tư duy sẽ được sắp xếp theo bố cục mà bạn đã chọn, các bạn có thể sắp xếp cho vừa trang giấy.
Bước 7: Xuất dữ liệu
1. Sao chép sơ đồ (hình vẽ) sang Word
Các bạn có thể sao chép dữ liệu sang Word bằng cách nhấn giữ chuột và chọn sơ đồ tư duy, tiếp theo nhấn chuột phải chọn Copy (hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + C) để copy.
Mở Word, nhấn chuột phải chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + P để dán.
Để chỉnh sửa sơ đồ các bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào sơ đồ thì sẽ xuất hiện phần chỉnh sửa của Visio cho các bạn điều chỉnh.
2. Xuất nội dung của sơ đồ sang Word
Chọn Brainstorming -> Export Data -> To Microsoft Word.
Xuất hiện cửa sổ File Save các bạn chọn vị trí lưu file và đặt tên file trong File name, sau đó nhấn Save.
Trang Word chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.
3. Xuất nội dung của sơ đồ sang Excel
Tương tự như xuất sang Word, các bạn chọn Brainstorming -> Export Data -> To Microsoft Excel.
Xuất hiện cửa sổ File Save các bạn chọn vị trí lưu file và đặt tên file trong File name, sau đó nhấn Save.
File Excel chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.
Bước 8: Lưu sơ đồ tư duy.
Chọn File -> Save (hoặc Save As) -> Browse.
Chọn vị trí lưu file, đặt tên cho file trong File name và chọn định dạng cho file trong phần Save as type, cuối cùng nhấn Save để lưu lại.
Như vậy các bạn đã biết cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio đơn giản, Visio còn rất nhiều công cụ giúp các bạn chỉnh sửa sơ đồ tư duy phức tạp hơn, các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn sau khi đã thành thạo các bước cơ bản. Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp lại, vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio là một kỹ năng quan trọng giúp bạn trình bày ý tưởng, lập kế hoạch và phân tích thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Với các bước hướng dẫn chi tiết và dễ áp dụng trong bài viết này, bạn có thể tự tin đưa ra các sơ đồ tư duy chuyên nghiệp cho công việc hoặc học tập của mình. Ngoài ra, Visio còn cung cấp rất nhiều mẫu sơ đồ tư duy và tính năng thiết kế linh hoạt, giúp bạn tạo ra các sơ đồ đẹp và đáp ứng nhu cầu của mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn học được kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/cach-ve-so-do-tu-duy-bang-visio/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Visio
2. Sơ đồ tư duy
3. Hướng dẫn vẽ
4. Công cụ vẽ
5. Thư viện hình ảnh
6. Hình ảnh biểu đồ
7. Kết nối
8. Phân cấp
9. Sắp xếp
10. Tổ chức