Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn vệ sinh lưỡi hiệu quả đánh bay mùi hôi miệng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Như trong bài viết “Vì sao bạn nên cạo lưỡi mỗi ngày?” có nói khi ta làm sạch mảng bám trên răng chỉ loại trừ khoảng 1/2 lượng vi khuẩn bên trong miệng thôi, số còn lại tập trung ở vùng lưỡi nằm sát cổ họng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến dù đánh răng rất đều đặn nhưng miệng vẫn hôi.
Thế nhưng một điều đáng buồn là ít bạn quan tâm đến việc chải lưỡi của mình và chải lưỡi không đúng cách. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh lưỡi sao cho chuẩn, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
Chọn vật dụng vệ sinh lưỡi
Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng loại vật dụng chuyên dụng để chải lưỡi thay vì thói quen dùng lông bàn chải để chà lưỡi như hiện nay. Vì các loại vật dụng này có bề mặt “thân thiện” với lưỡi, không gây xước hay làm đau lưỡi mà vẫn làm sạch mảng bám hiệu quả.
Bên cạnh đó các bàn chải có mặt chải lưỡi sử dụng vẫn rất tốt, hiệu quả vẫn tương đương như các sản phẩm vệ sinh lưỡi hiệu tại. Tuy vậy bạn cũng nên chọn cho mình một sản phẩm cạo lưỡi chuyên dụng để làm sạch đều ở vùng lưỡi sâu bên trong.
Ngoài ra khi chọn lựa vật dụng cạo lưỡi bạn cũng nên quan tâm đến chất liệu của chúng. Phổ biến nhất hiện nay là cây cạo lưỡi bằng kim loại và cây cạo lưỡi bằng nhựa.
Với cây cạo lưỡi bằng kim loại bạn dễ dàng làm sạch, khử trùng chúng bằng nước nóng. Còn với cây cạo bằng nhựa thì bạn chỉ có thể sử dụng một lần và thay mới cho lần dùng kế tiếp.
Cách vệ sinh lưỡi như sau
Bước 1: Thè lưỡi
Thói quen không thè lưỡi khi vệ sinh bằng bàn chải vô tình khiến lưỡi của bạn không được làm sạch toàn diện. Khi vệ sinh bạn nên thè lưỡi hết cỡ để bề mặt lưỡi lộ ra bên ngoài hoàn toàn, ngoài ra khi thè lưỡi hết cỡ bạn sẽ tránh không bị nôn khi làm vệ sinh lưỡi.
Bước 2: Cạo hoặc chải lưỡi từ bên trong ra bên ngoài
Dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng chải từ trong ra ngoài. Cố gắng chải từ phần lưỡi sâu bên trong, đây là khu vực nhiều vi khuẩn gây mùi nhất.
Chải một lần bạn rửa sạch hết các mảng bám rồi tiếp tục chải khi cảm thấy lưỡi đã thật sự sạch. Không nên chải quá mạnh mà chỉ thao tác thật nhẹ nhàng để lưỡi không bị xước, chảy máu.
Bước 3: Súc miệng
Dùng nước súc miệng hoặc nước muối để rửa trôi mảng bám trên lưỡi. Cố gắng đưa nước súc miệng qua lại khoang miệng để đảm bảo mảng bám được đẩy hết ra ngoài.
Lưu ý khi vệ sinh lưỡi
Như vậy là bạn đã vệ sinh lưỡi xong rồi đấy và trong quá trình vệ sinh lưỡi bạn đừng quên những lưu ý sau.
Thay hoặc vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi
Các dụng cụ cạo lưỡi bạn cần vệ sinh và thay mới định kỳ sau khoảng 3 tháng. Điều này đảm bảo vi khuẩn tích tụ sau thời gian sử dụng không gây hại răng miệng.
Cạo hoặc chải nhẹ nhàng
Chỉ nên cạo nhẹ nhàng với lực vừa đủ để loại bỏ mảng bám. Khi làm mạnh bạn dễ làm lưỡi bị xước, chảy máu, dẫn đến các đường rãnh trên lưỡi rất xấu.
Duy trì thói quen thường xuyên
Duy trì thói quen và thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đánh răng.
Không chải lưỡi thường xuyên hoặc chải lưỡi không đúng cách làm cho khoang miệng vẫn còn vi khuẩn, dẫn đến những vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, hôi miệng. Đừng bỏ qua cách chải lưỡi đúng chuẩn để giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
>> Những cách trị hôi miệng đơn giản và hiệu quả tại nhà.
>> Bí quyết tạm biệt hơi thở có mùi
Xem thêm thông tin bổ ích tại Khỏe đẹp mỗi ngày
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn vệ sinh lưỡi hiệu quả đánh bay mùi hôi miệng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.