Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách sửa 4 lỗi thường gặp ở nồi cơm điện tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn có thể gặp phải tình trạng nồi cơm điện nhảy quá sớm, đèn không lên, nồi cơm không nóng hoặc cơm hay bị cháy khét, mà không hiểu rõ nguyên nhân. Vậy hãy để Neu-edutop.edu.vn hướng dẫn cho bạn cách sửa 4 lỗi này ra sao trên nồi cơm điện thường gặp nhé!
Nồi cơm điện nhảy sớm
Khi nồi cơm điện xảy ra hiện tượng nhảy sớm, thì rất có thể do 3 nguyên nhân sau:
Nhấn nút Cook nhiều lần
Thói quen nhấn nút Cook nhiều lần hoặc bạn vô tình lặp lại thao tác này thường xuyên trong mỗi lần nấu, thì sẽ khiến cho nồi cơm điện dễ bị nhảy sớm do rơ le bị giảm đi độ nhạy vốn có của nó. Vì thế, hãy hạn chế thao tác này khi nấu cơm bạn nhé!
Đáy xoong nồi cơm bị cong
Tình trạng đáy xoong nồi cơm bị cong cũng sẽ khiến cho nút Cook bị nhảy sớm. Do đó, bạn hãy kiểm tra và thay mới xoong nồi cơm nếu cần thiết.
Hỏng rơ le
Nếu rơ le bị hỏng có thể là do bạn nhấn nút Cook nhiều lần hoặc đã được sử dụng nồi cơm khá lâu nên tuổi thọ giảm. Vì thế, bạn cần kiểm tra và thay bộ phận rơ le nếu như bị hỏng, có thể thực hiện tại nhà hoặc mang ra tiệm để sửa chữa.
Nếu muốn thay rơ le nồi cơm điện ở nhà, bạn hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lật ngược vỏ nồi cơm điện (bộ phận chứa rơ le), rồi tiến hành mở các ốc vít trên đáy nồi.
- Bước 2: Quan sát chính giữa, bạn sẽ thấy 1 thanh thép nối dài với nút nhấn Cook của nồi cơm, đồng thời nó cũng sẽ được nối với bộ phận rơ le nhiệt (được cố định bằng 3 chấu).
- Bước 3: Dùng kìm mỏ nhọn để bẻ 3 chấu thì mới lấy ra được rơ le nhiệt.
- Bước 4: Tháo bộ phận lò xo ra khỏi rơ le nhiệt và thay thế rơ le nhiệt mới. Lúc này, bạn có thể kiểm tra thêm lò xo còn độ đàn hồi tốt hay không? Nếu không thì tiện thể thay mới luôn nhé!
- Bước 5: Lắp lò xo và rơ le nhiệt vào lại vị trí đầu. Tiếp đó, đóng các chấu lại và lắp lại nồi.
Nồi không vào điện, không lên đèn
Trường hợp, nồi cơm điện không lên đèn hoặc không vào điện, thì rất có thể là do:
Dây nguồn bị đứt
Dây nguồn nồi cơm bị đứt hoặc ổ điện nồi cơm bị hỏng thì đều là nguyên nhân khiến cho nồi cơm không vào điện và không lên đèn. Lúc này, bạn hãy dùng đồng hồ đo điện trở để tiến hành kiểm tra dây nguồn của nồi và ổ điện cắm. Nếu hỏng, bạn hãy thay mới chúng.
Cầu chì nồi cơm điện bị cháy, đứt
Bộ phận cầu chì bên trong bị đứt hoặc cháy sẽ khiến cho nồi cơm không vào điện. Vì thế, bạn kiểm tra bộ phận này và thay cầu chì mới.
Bo mạch điện tử bị hỏng
Sau khi thực hiện việc kiểm tra 2 nguyên nhân trên, nếu tình trạng nồi cơm vẫn không vào điện và không lên đèn, thì bạn hãy mang nồi cơm điện ra ngoài tiệm để nhờ người có chuyên môn sửa chữa. Vì rất có thể đây là lỗi phát sinh từ bên trong bo mạch điện tử.
Nồi cơm điện không nóng
Trường hợp, chiếc nồi cơm điện không nóng sau khi bạn cấp nguồn điện và nhấn nút Cook, thì rất có thể là do:
Rơ le nồi cơm bị đứt
Khi rơ le nhiệt bị đứt, sẽ khiến cho các tiếp điểm NO & NC không tiếp xúc được với nhau, dẫn đến nồi không có nhiệt để thực hiện quá trình nấu cơm. Vì thế, bạn hãy kiểm tra và thực hiện việc thay thế rơ le mới mà Neu-edutop.edu.vn đã hướng dẫn phía trên.
Hỏng mâm nhiệt
Kết hợp với rơ le, mâm nhiệt là bộ phận tạo ra nhiệt để nấu gạo thành cơm. Vị trí của mâm nhiệt được đặt trong lòng thân nồi và là nơi tiếp giáp với mặt đáy của xoong nồi cơm. Do đó, nồi cơm điện không nóng thì bạn hãy kiểm tra điện trở của mâm nồi bằng đồng hồ Om.
Công tắc chuyển mạch bị hỏng
Hãy kiểm tra bộ phận công tắc chuyển mạch trên thân nồi cơm, nếu không may bị hư thì hãy thay thế cái mới.
Nồi nấu cơm bị cháy, khê
Tình trạng cơm nấu hay bị cháy hoặc khê, thì rất có thể chiếc nồi cơm của bạn đang gặp phải nguyên nhân:
Rơ le nhiệt bị mòn
Rơ le nhiệt hoạt động liên tục mỗi khi nấu cơm, nên tình trạng rơ le bị mòn là điều tất nhiên. Hơn nữa, bộ phận lò xo đi kèm với rơ le cũng có thể bị giãn vì hoạt động liên tục cùng với rơ le.
Nói một cách khác, nếu cả 2 bộ phận này hoạt động kém thì sẽ khiến cho cơm dễ bị cháy hoặc khê. Vì thế, hãy kiểm tra và thay thế bộ phận rơ le ngay khi có thể.
Chất lượng xoong nồi kém
Chất lượng xoong nồi kém được làm bằng hợp kim nhôm và có khả năng chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, bên trong lòng xoong còn được phủ lớp chống dính, giúp cho hạt cơm trở nên ngon hơn.
Tuy nhiên, nếu chất lượng xoong nồi kém, thì dễ xuất hiện tình trạng trầy xước và móp méo xoong nồi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu, gồm cả hiện tượng cháy hoặc khê. Do đó, bạn hãy thay mới xoong nồi nếu như nó bị hỏng, đồng thời bạn cũng nên kiểm tra và chỉ chọn chất lượng xoong nồi tốt để nấu cơm thôi nhé!
Dung tích nồi không phù hợp với lượng gạo nấu
Mỗi dung tích nồi cơm sẽ tương ứng với số lượng gạo được nấu. Việc tận dụng nồi cơm có dung tích nhỏ hoặc quá lớn so với khối lượng gạo nấu, cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng cơm.
Ví thế, hãy cân nhắc và chỉ nên nấu với khối lượng gạo phù hợp với dung tích nồi cơm điện nhà bạn. Cụ thể:
- Dung tích nồi cơm dưới 1 lít: nấu được 3 – 4 cốc gạo.
- Dung tích nồi cơm từ 1 – 1.5 lít: nấu được 5 – 8 cốc gạo.
- Dung tích nồi cơm từ 1.6 – 2 lít: nấu được 8 – 10 cốc gạo.
- Dung tích nồi cơm trên 2 lít: nấu được trên 10 cốc gạo.
Như vậy, Neu-edutop.edu.vn đã hướng dẫn xong cho bạn cách sửa 4 lỗi thường gặp trên nồi cơm điện rồi đấy. Chúc bạn khắc phục được sự cố nhanh chóng và nếu có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ ngay với Neu-edutop.edu.vn để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách sửa 4 lỗi thường gặp ở nồi cơm điện tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.