Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách chọn nguồn máy tính phù hợp, chất lượng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Máy tính muốn hoạt động thì phải có một bộ nguồn cung cấp giúp điều tiết và phân bổ các luồng điện khác nhau. Trong bài viết này, Neu-edutop.edu.vn hướng dẫn bạn cách chọn nguồn máy tính phù hợp, chất lượng. Tham khảo ngay nhé!
Nguồn máy tính là gì?
Khái niệm
Nguồn máy tính là một bộ phận quan trọng để giúp máy tính có thể hoạt động, còn được gọi với tên gọi khác là Power Supply Unit (PSU). Vị trí của nguồn máy tính là nằm ở trong thùng máy, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các bộ phận của máy tính như: Bo mạch chủ, ổ cứng, RAM,…
Cấu tạo
Nguồn máy tính chủ yếu được cấu tạo từ các bộ phận như sau:
- Biến áp: Giúp điện áp luôn ở mức an toàn bằng cách hạ mức điện áp, nhằm bảo vệ các bộ phận bên trong hoạt động ổn định.
- Bộ chỉnh lưu: Có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều để cung cấp nguồn điện cho những bộ phận khác.
- Bộ lọc nhiễu: Chức năng hoạt động đúng với cái tên của nó, có khả năng lọc nhiễu, đảm bảo an toàn cho các bộ phận.
- Bộ ổn áp: Khi nguồn điện tăng giảm đột ngột hay các bộ phận máy tính gặp trục trặc thì bộ ổn áp giúp ổn định điện áp chạy trong các bộ phận của chiếc máy tính.
- Bộ bảo vệ: Như một chiếc công tắc điều khiển giúp bảo vệ an toàn cho chiếc máy tính khi có sự cố.
Nguồn máy tính đảm nhận một vai trò như bộ phận trung gian, giúp ổn định và phù hợp dòng điện chạy trong thiết bị. Cụ thể là giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn thành các dòng điện có mức điện áp nhỏ hơn, để trở thành năng lượng phù hợp cho các thiết bị, linh kiện của máy tính có thể hoạt động.
Các đường điện
Các đường điện có trong nguồn máy tính rất đa dạng, phong phú. Thế nên, mỗi máy tính sẽ sở hữu nhiều đường điện khác nhau sao cho phù hợp với mỗi linh kiện của máy tính.
- Đường điện +3.3V: Thích hợp với chuẩn ATX nhằm cung cấp điện cho CPU và bộ nhớ chính. Sử dụng phổ biến ở các máy tính bộ hiện đại.
- Đường điện +5V: Hỗ trợ cấp điện cho bo mạch chủ, linh kiện ngoại vi, CPU đời cũ như Pentium hoặc Athlon XP.
- Đường điện -5V: Đảm nhận nhiệm vụ cấp điện cho các ổ đĩa mềm, mạch cấp điện các khe cắm ISA đời cũ.
- Đường điện -12V: Dùng rộng rãi trong các máy tính để bàn đời cũ, ít áp dụng trên máy tính hiện đại ngày nay, do cường độ dòng điện yếu.
- Đường điện +12V: Cấp nguồn điện cho ổ cứng, card mở rộng và CPU.
Vai trò của nguồn máy tính
Nguồn máy tính đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn bộ các chi tiết phần cứng hoạt động ổn định. Máy tính có tuổi thọ cao và hoạt động bền bỉ hay không sẽ phụ thuộc vào bộ nguồn.
Trong quá trình sử dụng, bộ nguồn máy tính gặp hư hỏng, người dùng phải đối mặt với một số rắc rối như:
- Máy thường xuyên tắt đột ngột.
- Máy tự khởi động lại.
- Những bộ phận của máy tính nhanh hỏng và một số vấn đề khác.
Một số tiêu chí để lựa chọn nguồn máy tính phù hợp
Hãng sản xuất
Để chọn mua cho mình nguồn máy tính chất lượng, trước tiên bạn cần lựa chọn thương hiệu sản xuất có nguồn có, uy tín. Trên thị trường có đa dạng các loại sản phẩm và thương hiệu, nên rất dễ làm giả.
Chính vì vậy, khi chọn mua nguồn máy tính bạn cần tìm hiểu rõ thương hiệu, những thông số ghi trên sản phẩm là thật, có kiểm chứng rõ ràng. Bạn có thể tham khảo một số bộ nguồn đến từ các thương hiệu như: Asus, Cooler Master, Corsair, EVGA, Gigabyte, SeaSonic, SilverStone, Super Flower,…
Công suất
Khi chọn mua bộ nguồn máy tính, người dùng cần quan tâm đến công suất có đủ đáp ứng dàn máy không? Công suất nguồn quá thấp, thì không đảm bảo sự hoạt động ổn định khi hoạt động tối đa. Trái lại, công suất hoạt động quá cao gây lãng phí, không cần thiết.
Người dùng có thể dựa vào các mẫu card đồ họa, màn hình để lựa chọn công suất hoạt động cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- GTX1650: Chọn công suất 350W trở lên
- RX570, GTX1650 SUPER, GTX1660: Chọn công suất400W trở lên.
- GTX1660 SUPER, GTX1660 Ti: Chọn công suất450W trở lên.
- RTX2060, RTX2060 SUPER, RX5700: Chọn công suất500W trở lên
- RTX2070, RTX2070 SUPER, RX5700XT: Chọn công suất 550W trở lên
- RTX2080, RTX2080 SUPER, RTX2080 Ti: Chọn công suất 650W trở lên.
Ngoài ra, người dùng có thể công thêm khoảng 150W – 200W để dành cho nhu cầu nâng cấp hoặc cho các thiết bị phụ kiện như quạt case, đèn led, tản nhiệt,…
Kích thước
Kích thước nguồn là một trong những yếu tố ảnh thưởng trực tiếp đến bộ nguồn máy tính mà bạn lựa chọn. Do đó, khi chọn mua nguồn máy tính, bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố kích thước. ATX là một trong những kích thước phổ biến của nguồn máy tính, phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống máy tính đặt ra.
Nếu bạn yêu thích sự nhỏ gọn, muốn tiết kiệm không gian thì có thể chọn SFX và SFX-L. Tuy nhiên, khi chọn mua nguồn máy, người dùng hãy đối chiếu theo dạng vỏ máy tính với các chiều rộng, dài và cao để tránh trường hợp thiếu hụt diện tích.
Hiệu suất chuyển đổi
Nhiệm vụ chính của nguồn máy tính là có khả năng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều, để cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sẽ bị thất thoát năng lượng như bị chuyển đổi dạng nhiệt năng.
Thế nên, hiệu suất chuyển đổi của nguồn máy tính sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đó. Hiệu suất chuyển đổi phổ biến là chuẩn 80 Plus, có chức năng chuyển đổi từ nguồn AC sang DC đạt hiệu suất lên đến 80%, giúp bạn tiết kiệm điện tối ưu.
Đồng thời, trên thị trường có nhiều lựa chọn cho bạn như 80 Plus White đạt 80% tới 80 Plus Titanium có thể đạt tới 90 – 96%. Hiệu suất chuyển đổi cao không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện năng mà còn giúp bảo vệ các linh kiện bên trong máy tính.
Dạng dây kết nối
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau về dạng dây kết nối. Chính vì vậy, các loại dây kết nối trên thị trường cũng vô cùng đa dạng, kết nối của từng hệ thống nhưng không kém phần thẩm mỹ.
Thông thường, dạng dây kết nối được chia thành 3 dạng chính như sau:
- Non-modular: Đây là loại sử dụng phổ biến, với giá thành phải chăng phù hợp cho nhiều đối tượng, có đường dây cấp nguồn được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn.
- Full-modular: Tách rời riêng biệt lỗ cắm vào bộ nguồn và dây cắm. Khi nào sử dụng thì mới cắm vào.
- Semi-modular: Là sự hòa trộn giữa Non-modular và Full-modular, với các dây nguồn main, dây CPU, VGA sẽ được hàn, còn lại sẽ là dạng cáp rời.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách chọn nguồn máy tính phù hợp, chất lượng. Mọi thắc mắc bạn đừng quên để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách chọn nguồn máy tính phù hợp, chất lượng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.